Tiểu Luận Phân tích tính thanh khoản của nhóm các Ngân hàng lớn

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHỤ LỤC
    Chương 1: RỦI RO THANH KHOÀN . .Trang 2
    1.1 Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản . .Trang 2
    1.2 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản . .Trang 2
    1.2.1 Cung và cầu về thanh khoản . Trang 4
    1.2.2 Đánh giá trạng thái thanh khoản . Trang 4
    1.2.3 Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản . .Trang 5
    Chương 2: TÌNH HÌNH THANH KHOẢN CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG
    MẠI LỚN . Trang 9
    2.1 Các hệ số đánh giá . Trang 9
    2.2. Phân tích đánh giá . .Trang 9
    2.2.1 Vốn điều lệ . .Trang 10
    2.2.2 Hệ số Car . Trang 10
    2.2.3 Hệ số H1 và H2 . .Trang 11
    2.2.4 Hệ số H3 . .Trang 13
    2.2.5 Hệ số H4 . .Trang 15
    2.2.6 Hệ số H5 . .Trang 16
    2.2.7 Hệ số H6 . .Trang 17
    2.2.8 Hệ số H7 . .Trang 18
    2.2.9 Hệ số H8 . .Trang 19
    Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI
    RO THANH KHOẢN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
    3.1 Định hướng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam đến năm
    2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020 . . Trang 20
    GVHD: Thầy Trương Quang Thông




    Phân tích tính thanh khoản của nhóm các Ngân hàng lớn Trang 2
    3.1.1 Định hướng phát triển Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến năm
    2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020 . Trang 20
    3.1.2 Định hướng phát triển các tổ chức tín dụng đến năm 2010 và định hướng chiến
    lược đến năm 2020 . Trang 21
    3.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương
    mại Việt Nam . .Trang 22
    3.2.1 Về phía Chính phủ . Trang 23
    3.2.2 Về phía Ngân hàng trung ương . .Trang 23
    3.2.3 Về phía Ngân hàng Thương mại . Trang 24
    GVHD: Thầy Trương Quang Thông




    Trang 3
    CHƯƠNG 1
    RỦI RO THANH KHOẢN
    1.1. Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản:
    Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức thời
    (the short-run ability) để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín
    dụng đã cam kết. Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có
    khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc
    cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong
    trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản
    ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh
    toán.
    1.2. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản:
    Thanh khoản có vấn đề của một ngân hàng có thể do các nguyên nhân cơ bản
    sau đây:
    Một là, ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá
    nhân và định chế tài chính khác; sau đó chuyển hoá chúng thành những tài sản đầu
    tư dài hạn. Cho nên, đã xãy ra tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử
    dụng vốn, mà thường gặp là dòng tiền thu về từ tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền chi
    ra để trả các khoản tiền gửi đến hạn.
    Hai là, sự thay đổi của lãi suất có thể tác động đến cả người gửi tiền và người
    vay vốn. Khi lãi suất giảm, một số người gửi tiền rút vốn khỏi ngân hàng để đầu tư vào
    nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn; còn những người đi vay tích cực tiếp cận các khoản tín
    dụng vì lãi suất đã thấp hơn trước. Như vậy, rốt cuộc lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng
    trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Hơn nữa, những xu hướng của sự thay đổi lãi
    suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản mà ngân hàng có thể đem bán
    để tăng thêm nguồn cung thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn
    trên thị trường tiền tệ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...