Tiểu Luận Phân tích tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC




    Trang


    1. Tổng quan về hợp đồng bảo hiểm 2


    1.1. Khái niệm về hợp đồng bảo hiểm 2


    1.2. Các loại hợp đồng bảo hiểm 2


    1.3. Tính chất của hợp đồng bảo hiểm .3


    2. Tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm 3


    2.1. Định nghĩa tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm .3


    2.2. Các nguyên nhân dẫn đến tính khó hiểu 3


    2.2.1. Bản chất của hợp đồng 3


    2.2.2. Hệ thống pháp luật .6


    2.2.3. Thị trường bảo hiểm Việt Nam .7


    2.3. Các tác nhân khác làm tăng tính khó hiểu .8


    2.3.1. Người môi giới bảo hiểm 8


    2.3.2. Người tham gia bảo hiểm 8


    2.4. Hậu quả của tính khó hiểu .9


    3. Giải pháp kiến nghị 14


    3.1. Về phía nhà nước 14


    3.2. Về phía doanh nghiệp bảo hiểm 14


    3.3. Về phía người mua bảo hiểm .15


    1. Tổng quan về hợp đồng bảo hiểm


    1.1. Khái niệm về hợp đồng bảo hiểm


    Hợp đồng bảo hiểm là căn cứ quan trọng quy định quyền và nghĩa vụ của DNBH và người tham gia bảo hiểm theo thỏa thuận của 02 bên. Khoản 1 điều 12
    Luật kinh doanh bảo hiểm quy định:


    “ Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.”


    Định nghĩa này có độ chênh so với định nghĩa về hợp đồng bảo hiểm được quy định tại Điều 567 Bộ luật dân sự 2005: "Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm".


    Từ hai định nghĩa này có thể thấy sự mâu thuẫn trong quan điểm về đối tượng được nhận tiền bảo hiểm, trong luật kinh doanh bảo hiểm đối tượng được nhận tiền bảo hiểm là người thụ hưởng hoặc người được bảo hiểm, Bộ luật dân sự không quy định về người thụ hưởng mà chỉ quy định về bên được bảo hiểm và trong luật cũng không làm rõ hơn về khái niệm bên được bảo hiểm.
    1.2. Các loại hợp đồng bảo hiểm kinh doanh


    Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm được chia thành 3 loại đang tồn tại


    a) Hợp đồ ng bảo hiể m t ài sản :


    Là loại bảo hiểm lấy tài sản có trên và trong phạm vi thuộc quyền sở hữu, quản lý, trông nom,, kiểm soát của người được bảo hiểm làm đối tượng bảo hiểm. Khi xảy ra rủi ro tổn thất về tài sản như mất mát, hủy hoại về vật chất, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế và mức độ đảm bảo thuận tiện hợp đồng. Bảo hiểm tài sản có thể là bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu; bảo hiểm thân tàu, thuyền, xe cơ giới; bảo hiểm hỏa hoạn.


    b) Hợp đồ ng bả o hiể m c on người :


    Đối tượng của các loại hình này, chính là tính mạng, thân thể, sức khỏe của con người. Người ký kết hợp đồng bảo hiểm, nộp phí bảo hiểm để thực hiện mong muốn nếu như rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe của người được bảo hiểm thì họ hoặc một người thụ hưởng hợp pháp khác sẽ nhận được khoản tiền do người bảo hiểm trả. Bảo hiểm con người có thể là bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm tai nạn - bệnh.


    c) Hợp đồ ng bảo hiể m trách nhi ệ m dâ n sự :


    Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm phát sinh do ràng buộc của các quy định trong luật dân sự, theo đó, người được bảo hiểm phải bồi thường bằng tiền cho người thứ 3 những thiệt hại gây ra do hành vi của mình hoặc do sự vận hành của tài

    sản thuộc sở hữu của chính mình. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể là bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc bảo hiểm trách nhiệm công cộng.
    1.3. Tính chất của hợp đồng bảo hiểm


    Hợp đồng bảo hiểm có một số tính chất chung trong khuôn khổ những quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự, ngoài ra còn có một số tính chất riêng biệt
    của ngành bảo hiểm như:


    - Tính tương thuận: Hợp đồng bảo hiểm được thiết lập dựa trên sự chấp thuận của cả đôi bên trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự do giao kết trong khuôn khổ pháp luật.


    - Là hợp đồng song vụ: các bên ký kết đều có quyền và nghĩa vụ, quyền của
    bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại, người bảo hiểm phải đảm bảo cho các
    rủi ro còn người được bảo hiểm thì phải trả phí bảo hiểm.


    - Tính chất may rủi: nếu không tồn tại rủi ro thì không có việc giao kết
    cũng như không tồn tại hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.


    - Tính chất tin tưởng tuyệt đối: để tồn tại và có thể thực hiện được hợp đồng bảo hiểm thì hai bên phải có sự tin tưởng lẫn nhau.


    - Tính chất phải trả tiền: bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền phí bảo hiểm, người bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.


    - Tính chất gia nhập: nội dung chính của hợp đồng do người bảo hiểm soạn trước theo mẫu, bên mua bảo hiểm sau khi đọc thấy phù hợp thì gia nhập hợp đồng.


    - Tính dân sự, thương mại hỗn hợp: bên mua bảo hiểm có thể là thể nhân hoặc pháp nhân dân sự hay thương mại, người bảo hiểm cũng có thể là một pháp nhân dân sự hay thương mại, do đó mối quan hệ giữa họ có thể có tính dân sự hoặc thương mại thuần túy hoặc dân sự - thương mại hỗn hợp.






    2. Tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm


    2.1. Định nghĩa tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm


    Tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm là việc người tham gia bảo hiểm không hiểu hoặc hiểu không đầy đủ, không chính xác về nội dung của hợp đồng bảo hiểm.


    2.2. Các nguyên nhân dẫn đến tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm


    2.2.1. Bản chất của hợp đồng


    ã Tính khó hiểu là hệ quả của các tính chất riêng có của hợp đồng bảo hiểm


     Thứ nhất, xuất phát từ tính may rủi của hợp đồng bảo hiểm. Việc giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm gắn liền với những rủi ro tức những biến cố không chắc chắn. Chính vì vậy mà nhà bảo hiểm chỉ đồng ý chịu trách nhiệm bảo hiểm trong một số trường hợp, nên khi soạn thảo hợp đồng công ty bảo hiểm sẽ đưa ra nhiều tình huống giả định (nếu thế này thì , nếu thế kia thì , ngoại trừ . v v ).

    Điều này làm cho câu văn sử dụng để diễn đạt luôn phức tạp. Hơn nữa, nhà bảo hiểm miêu tả các trường hợp giả định ở mức độ khái quát cao làm người đọc phải cố gắng hình dung ra các trường hợp đó. Tất nhiên, vì trình độ rất khác nhau và lĩnh vực hoạt động rất khác nhau nên không phải ai cũng có thể có trình độ, hiểu biết chuyên môn đầy đủ để hiểu tường tận một cách thống nhất với nhà bảo hiểm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...