Tiểu Luận Phân tích tình huống giải phóng mặt bằng [Tiểu luận 9 điểm]

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hiện nay đất nước đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải xây dựng, kiệt toàn nhà nước vững mạnh, trong sạch, có hiệu lực và hiệu quả, luôn luôn giữ vững và phát huy bản chất cách mạng của một Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
    Đứng trước những yêu cầu mới của đất nước, của thời cuộc, phải tiến hành cải cách bộ máy Nhà nước, nhằm đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, phải giữ vững bản chất của Nhà nước ta, nắm vững mục tiêu cơ bản là: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; tôn trọng, bảo vệ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tất cả vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc của nhân dân, một xã hội dân chủ do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo ngày càng phát triển tiến lên chủ nghĩa xã hội; một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.

    Tại Nghị quyết Đại hội Đảng khoá IX đã nêu lên định hướng “Tiếp tục chương trình xoá đói, giảm nghèo, chú trọng phát triển các đô thị nhỏ, các điểm bưu điện, văn hoá ở làng, xã, các trung tâm văn hoá cụm xã”.
    Trong những năm gần đây các chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu tập trung vào các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới như chương trình 135, chương trình 120 và các chương trình mục tiêu nhằm từng bước xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho nhân dân. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, là nhu cầu cần thiết đối với các đồng bào miền núi, biên giới. Việc đầu tư thường được thực hiện thông qua các chương trình, các dự án, do đó đòi hỏi phải tuân theo những trình tự, quy định chặt chẽ trong tất cả các khâu từ quá trình lập dự án đến khi kết thúc dự án. Trong đó công tác giải phóng mặt bằng là khâu đặc biệt quan trọng, thực tế đã có một số công trình tiến độ thi công và công tác giải ngân còn chậm, hoặc phải đền bù nhiều lần. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chính là công tác đền bù giải phóng mặt bằng làm còn chưa tốt, còn có nhiều sai sót, do đó hiệu quả đầu tư của dự án còn hạn chế, chưa phát huy kịp thời đồng bộ để giải ngân theo yêu cầu đặt ra.

    C
    ông tác đền bù giải phóng mặt bằng, trực tiếp quan hệ và tác động đến quyền lợi thiết thực của người dân, nếu làm không tốt, dễ bị kẻ xấu lợi dụng, kích động, gây chia rẽ mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Do đó công tác đền bù giải phóng mặt bằng phải được các cấp chính quyền quan tâm, đặc biệt là địa phương nơi có người dân bị đền bù, cán bộ công chức nhà nước phải có đủ năng lực tổ chức, thực hiện vận dụng linh hoạt, cụ thể, hiểu biết pháp luật, nắm bắt được phong tục tập quán, yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đồng thời có khả năng thuyết phục và phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ban ngành. Công tác thanh tra càng phải được tăng cường và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

    Được tiếp thu trong quá trình học tập tại lớp Nghiệp vụ Thanh tra cơ bản Khoá 4/2006 tại Trường cán bộ thanh tra và từ những vấn đề thực tiễn ở địa phương, cộng với những ý kiến đóng góp của các đồng chí lãnh đạo hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Bản thân em mạnh dạn nêu lên một tình huống xảy ra trong quá trình quản lý nhà nước về công tác đền bù giải phóng mặt bằng, trên cơ sở đó đề xuất phương án giải quyết. Mặc dù bản thân em đã có nhiều cố gắng nhưng chắc rằng không tránh khỏi những thiếu sót. Qua đây em mong các thầy cô giáo quan tâm chỉ bảo giúp đỡ em để tiểu luận tình huống của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn ./.
    TÌNH HUỐNG XẢY RA
    I/ Mô tả chi tiết tình huống:
    Xã Bản Qua có vị trí thuận lợi được xác định là một trong các xã vùng thấp của huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai, Bản Qua cách trung tâm huyện 03 km có 7 thôn bản ,trong đó thôn Tả Ngảo được xác định là thôn vùng cao đặc biệt khó khăn ( Được đầu tư theo chương trình 135 của Chính phủ). Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn và xuống cấp.

    Ngày 09 tháng 9 năm 2005 Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã ra Quyết định số 507/QĐ-UBND về việc giao kế hoạch kiên cố hoá trường lớp học cho các công trình khởi công mới năm 2005. Trong đó có Trường tiểu học Tả Ngảo xã Bản Qua với quy mô nhà hai tầng sáu phòng học kết cấu khung chịu lực bêtông cốt thép
    Theo đề nghị của chính quyền và nhân dân địa phương, đồng thời từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng cho ổn định và phát triển lâu dài của những công trình kế tiếp nên cần có mặt bằng rộng và có một quy hoạch tổng thể.

    Ngày 07 tháng 12 năm 2005 Uỷ ban nhân dân nhân huyện Bát Xát phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình trường tiểu học Tả Ngảo xã Bản Qua theo thiết kế định hình của tỉnh Lào Cai ( KCH - TH - LC - 06PA2 - 03). Trường được xây dựng với quy mô là cấp IV, hai tầng. Tổng kinh phí phê duyệt là: 962.778.447, đồng (Chín trăm sáu hai triệu,bảy trăm bảy tám nghìn,bốn trăm bốn bảy đồng). Kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng và san gạt mặt bằng được lấy từ nguồn đối ứng (kinh phí huyện). Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng trường từ nguồn vốn ngân sách trung ưng. Chủ đầu tư là Uỷ ban nhân dân huyện Bát Xát ( Ban quản lý dự án- Công trình xây dựng cơ bản của huyện được giao uỷ quyền đại diện chủ đầu tư).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...