Luận Văn Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản sóc trăng - stapimex

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng

    CHƯƠNG 1

    GIỚI THIỆU

    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    1.1.1 Sự cần thiết của đề tài

    Trong những năm gần đây, xuất khẩu có vai trò hết sức quan trọng trong

    việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đất nước. Trong đó, xuất khẩu thủy sản là

    một trong những ngành thế mạnh của xuất khẩu Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ

    từ Tổng cục Hải quan thì giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong tháng 6 năm

    2010 ước đạt 398,8 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái; 6 tháng đầu

    năm nay: 2,047 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu từ Bộ

    Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NN & PTNT), giá trị xuất khẩu thủy sản

    trong tháng 7 năm 2010 ước đạt 430 triệu USD. Con số này đã đưa giá trị xuất

    khẩu 7 tháng đầu năm của ngành thủy sản nước ta lên 2,45 tỷ USD, tăng 11,6 %

    so với cùng kỳ năm trước. Trong số các mặt hàng thủy sản, tôm (đông lạnh và

    chế biến) đang giữ vị trí đứng đầu khi đạt giá trị gần 717 triệu USD (chiếm

    35,45% giá trị xuất khẩu của toàn ngành), tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.

    Xuất khẩu tôm có tốc độ tăng trưởng hàng năm rất lớn và nó được xem là mặt

    hàng chủ lực của thủy sản Việt Nam hiện nay. Sóc Trăng hiện là một trong

    những tỉnh đóng góp sản lượng lớn nhất cho ngành tôm Việt Nam với gần 60.000

    tấn trong năm 2009 (theo Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh). Và tỉnh cũng đã tiến hành

    nhiều dự án đầu tư nhằm duy trì vị thế của mình.

    Công ty cổ phần thủy sản STAPIMEX là một trong những công ty xuất

    khẩu thủy sản hàng đầu của tỉnh Sóc Trăng với việc xếp vị trí thứ 5 trong top 10

    doanh nghiệp xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm 2010 của Việt Nam. Tuy nhiên, tỉ

    trọng giá trị xuất khẩu tôm của công ty trong tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt

    Nam vẫn còn thấp vì bên cạnh những ưu đãi về điều kiện tự nhiên và thành tựu

    đạt được thì việc xuất khẩu tôm cũng đối mặt với không ít những khó khăn như:

    tình trạng thiếu nguồn cung ứng nguyên liệu của thị trường trong nước, qui định

    của thị trường xuất khẩu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe, .Vì

    thế, nghiên cứu “Tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc

    GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 1 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
    Trăng – STAPIMEX ” là một vấn đề hết sức cần thiết để có thể tìm ra những giải

    pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, nâng cao sản lượng cũng như chất

    lượng tôm xuất khẩu của công ty, từng bước nâng cao vị thế của công ty trong

    ngành thủy sản Việt Nam và trên trường quốc tế. Đây cũng là lý do khiến em

    chọn thực hiện đề tài này.

    1.1.2 Căn cứ khoa học thực tiễn

    Theo dự báo của tổ chức Nông Lương Liên Hiệp quốc (FAO) thì tổng nhu

    cầu thủy sản và các sản phẩm thủy sản trên thế giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn, từ

    133 triệu tấn năm 1999/2000 lên đạt 183 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng

    trưởng bình quân 2,1%/năm. Nhu cầu thủy sản dùng làm thực phẩm sẽ chiếm

    137 triệu tấn. Tiêu thụ thủy sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng bình

    quân 0,8% trong giai đoạn 2000 - 2010 và 1,6%/năm giai đoạn 2010 - 2015, chủ

    yếu nhờ tăng sản lượng thuỷ sản nuôi. So sánh cung cầu dự kiến, ta thấy nhu cầu

    thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản sẽ cao hơn lượng cung tiềm năng. Lượng

    thiếu cung các loại thuỷ hải sẽ lên tới 9,4 triệu tấn vào năm 2010 và 10,9 triệu tấn

    vào năm 2015. Thêm vào đó, theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu

    Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) thì sự cố tràn dầu tại vịnh Mêhicô vào tháng 4 năm

    2010, đã làm sản lượng khai thác tôm nâu của Mỹ giảm 50%. Sản lượng tôm

    nuôi ở các nước châu Á sụt giảm đáng kể do tình hình dịch bệnh và thời tiết xấu,

    nhất là của Inđônêxia - giảm tới 80% và Malaixia giảm sản lượng khoảng 20%,

    còn Ấn Độ và Bănglađét cũng trong tình trạng thất thu so với vụ trước. Các thị

    trường châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore . có triển vọng nhập khẩu

    tôm tăng mạnh. Xuất khẩu tôm sang Mỹ và Nhật thời gian tới vẫn được đánh giá

    là lạc quan, đặc biệt là Mỹ. Đây là cơ hội cho tốt cho Việt Nam đẩy mạnh xuất

    khẩu tôm vào thị trường thế giới. Vì Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển

    nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và

    nuôi nước ngọt. Nhưng để Việt Nam có thể chinh phục được những thị trường

    tiềm năng này thì đòi hỏi phải có sự nỗ lực và phối hợp đồng bộ từ các cấp bộ,

    ngành đến bản thân từng doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong đó có công ty

    Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX. Do đó, việc phân tích “Tình hình
    xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX” là một

    vấn đề hết sức quan trọng vì nó sẽ giúp cho công ty phát hiện ra những ưu điểm

    cũng như những hạn chế của hoạt động xuất khẩu tôm; từ, đề ra những giải pháp

    phù hợp để phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu nhằm thúc

    đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty, đóng góp nhiều hơn vào tổng giá trị xuất

    khẩu thủy sản của Việt Nam. Bên cạnh đó, phân tích tình hình xuất khẩu còn là

    nền tảng cho việc lập kế hoạch sản xuất và xuất khẩu của công ty trong những

    năm tiếp theo.

    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    1.2.1 Mục tiêu chung:

    Đề tài được tiến hành nghiên cứu với mục tiêu chung là:

    Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng –

    STAPIMEX để thấy được những thành tựu đạt được cũng như những khó khăn

    mà công ty gặp phải trong hoạt động xuất khẩu của mình; từ đó, đề ra một số giải

    pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty.

    1.2.2 Mục tiêu cụ thể:

    Từ mục tiêu chung đưa ra, mục tiêu nghiên cứu của đề tài sẽ được cụ thể

    hóa thành 4 mục tiêu cụ thể như sau:

    - Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng –

    STAPIMEX trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010.

    - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tôm của công ty cổ

    phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX.

    - Đánh giá tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng –

    STAPIMEX trong thời gian qua.

    - Đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần

    thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX.

    1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    1.3.1 Phạm vi về không gian

    Đề tài được thực hiện tại: Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng –

    STAPIMEX.
    1.3.2 Phạm vi về thời gian

    - Số liệu sử dụng trong phân tích được thu thập trong khoảng thời gian từ

    năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010.

    - Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 9/9/2010 đến ngày

    15/11/2010.

    1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

    Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần

    thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX

    1.4 LưỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN

    Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo qua một số luận văn

    của khóa trước:

    + Đầu tiên là đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh

    tranh tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX”, tác giả Trần Văn

    Tựu – Lớp Tài Cính Danh Nghiệp K2006 Sóc Trăng, trường Đại học Kinh tế

    thành phố Hồ Chí Minh.

    Nội dung: Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh để phân tích

    hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng –

    STAPIMEX qua các năm từ năm 2007 đến năm 2009, sử dụng ma trận SWOT để

    đánh giá chung về những mặt đạt được cũng như những hạn chế, cơ hội và đe

    dọa của hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty nhằm đề ra một số giải pháp

    giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh và có những phản ứng kịp thời trước

    sự thay đổi của môi trường cạnh tranh như: nâng cao năng lực khai thác và nuôi

    trồng thủy sản, năng lực chế biến tại công ty, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực

    phẩm, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu, chú

    trọng mở rộng thị trường xuất khẩu để nâng cao sức cạnh tranh. Từ đó, người đọc

    có thể thấy được tính cạnh tranh trong phương thức kinh doanh của công ty và

    hiệu quả đạt được từ phương thức trên đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của

    công ty. Ngoài ra, người đọc còn có thể thấy được mức độ rủi ro và phù hợp của

    phương thức kinh doanh của công ty trong giai đoạn hiện nay.
    + Kế tiếp là luận văn với đề tài: “Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại

    công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau (CASES)” do tác giả

    Trương Thanh Thúy – Lớp Ngoại Thương 2 K32, khoa Kinh tế - Quản trị kinh

    doanh, trường Đại học Cần Thơ thực hiện.

    Nội dung của đề tài: Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty

    cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau (CASES) từ năm 2007-2009; bên

    cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp chênh lệch để phân tích các yếu tố ảnh

    hưởng đến tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty như khối lượng, giá bán,

    chất lượng sản phẩm, vấn đề nguồn nguyên liệu, kết hợp với phân tích điểm

    mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty nhằm đưa ra những giải pháp

    giúp công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau (CASES) đẩy mạnh

    xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới như: giải pháp về nguồn nguyên liệu (tổ

    chức mạng lưới thu mua, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, nâng cao kiến thức

    kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương cho cán bộ, công nhân viên, tăng cường công

    tác Marketing .

    + Thứ ba là đề tài: “Thực trạng xuất khẩu Tôm sang thị trường Nhật Bản

    của công ty cổ phần thủy sản CAFATEX”, tác giả Lê Thạch Ngọc Ngân – Lớp

    Ngoại Thương 2 K32, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần

    Thơ.

    Nội dung của đề tài gồm có: Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối

    và phương pháp chênh lệch để phân tích tình hình xuất khẩu tôm sang thị trường

    Nhật Bản của công ty cổ phần thủy sản CAFATEX, so sánh tỷ trọng tôm xuất

    khẩu sang Nhật với các thị trường khác; đồng thời, đề tài cũng sử dụng ma trận

    SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa, đưa ra những nhận

    định về khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm xuất khẩu của công ty để từ đó

    đưa ra những giải pháp: giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, đẩy mạnh

    xuất khẩu, giải pháp thâm nhập thị trường Nhật Bản trong thời gian tới (đẩy

    mạnh xuất khẩu trực tiếp, kế đó là liên doanh dưới hình thức giấy phép nhãn hiệu

    hàng hóa) nhằm giúp công ty cổ phần thủy sản CAFATEX đẩy mạnh hoạt động

    xuất khẩu của mình sang Nhật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...