Luận Văn Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần phú cường jostoco

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1

    GIỚI THIỆU

    1.1Đặt vấn đề nghiên cứu

    Thế kỷ XXI là thế kỷ của quá trình CNH và HĐH, không một quốc gia nào

    phát triển nền kinh tế của mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế

    và khu vực. Điều đó không loại trừ đối với Việt Nam, đặc biệt trong quá trình

    CNH và HĐH đất nước hiện nay. Mở cửa giao thương là vấn đề tất yếu và quan

    trọng của mỗi quốc gia. Việt Nam, một đất nước đầy tiềm năng, với nguồn nhân

    lực dồi dào, tài nguyên phong phú và đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, đang

    tận dụng triệt để lợi thế so sánh của mình. Trong những năm qua, nền kinh tế nước

    ta không ngừng phát triển nhảy vọt, đóng vai trò quan trọng trong khu vực Đông

    Nam Á. Đặc biệt, từ khi gia nhập WTO, nước ta càng có nhiều cơ hội để phát

    triển, từng bước khẳng định vai trò của mình trên trường quốc tế. Những cơ hội đó

    đã đưa các mặt hàng xuất khẩu của nước ta như: thủy sản, dệt may, nông sản có

    mặt ở nhiều nơi trên thế giới, rõ hơn là ở các cường quốc có thế mạnh về kinh tế

    như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU

    Hàng thủy sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam bởi Việt

    Nam có nhiều điều kiện thuận lợi về mặt địa hình và khí hậu- đó là một một tiềm

    năng dồi dào để phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Hiện nay, mặt hàng

    thủy sản nước ta đứng thứ 4 trong số các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu trên thế

    giới (chỉ sau dầu thô, dệt may và giày dép ). Năm 2007, mặc dù gặp nhiều rào cản

    nhưng thủy sản Việt Nam vẫn nằm trong top 10 nước xuất khẩu lớn nhất trên thế

    giới, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,75 tỷ USD. Trong năm 2008 - một năm gặp nhiều

    khó khăn nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn tăng mạnh về giá trị. Kim ngạch xuất

    khẩu thủy sản của cả nước đạt trên 1,2 triệu tấn, trị giá đạt trên 4,5 tỷ USD, tăng

    33,7% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với năm trước. Năm 2009, ngành thủy

    sản Việt Nam cũng gặp nhiều bất lợi trước những khó khăn về nguồn nguyên liệu,

    thị trường tiêu thụ, những rào cản về kỹ thuật và thuế quan của các nước nhập

    khẩu .Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này cũng đạt được kết quả

    khả quan với xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 1.216 nghìn tấn, trị giá 4,3 tỷ

    USD, tăng khoảng 13% về lượng và giảm gần 5% về giá trị so với năm 2008. Để

    Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco

    có được những thành tựu như vậy trong ngành thủy sản, chúng ta phải kể đến sự

    đóng góp của ngành thủy sản tỉnh Cà Mau. Như chúng ta biết, Cà Mau là vùng đất

    được thiên nhiên ban tặng cho một nguồn lực thủy sản phong phú, có giá trị lớn.

    So với cả nước, Cà Mau có lợi thế phát triển thủy sản thuận lợi nhất, thể hiện ở cả

    ba nhóm nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến. Chính vì thế tại Cà Mau có rất

    nhiều công ty xuất nhập khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam như: Công ty xuất nhập

    khẩu thủy sản Minh Phú, Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Quốc Việt, Công ty

    xuất nhập khẩu thủy sản Cà Mau, Công ty cổ phần Phú Cường .Tuy vậy, thủy

    sản Cà Mau cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Trong đó, sau khi

    Việt Nam gia nhập WTO, những mặt hàng thủy sản Cà Mau ngày càng chịu nhiều

    kiểm soát gắt gao từ việc chống bán phá giá đến kiểm tra chất lượng . Cùng với

    đó, thị trường nhiên liệu thế giới và trong nước biến động phức tạp theo hướng

    tăng nhanh, khiến lợi nhuận người sản xuất thấp. Giá dầu thô, lãi suất ngân hàng

    sẽ là gánh nặng lớn trong cả ba lĩnh vực chế biến, đánh bắt lẫn nuôi trồng. Giảm

    thiểu chi phí là vấn đề vô cùng khó khăn trong khi kết cấu hạ tầng của Cà Mau

    thấp kém, nhất là các huyện có thế mạnh nuôi trồng, khiến chi phí đi lại, vận

    chuyển lớn. Ngoài ra, sản xuất thủy sản của Cà Mau còn mang nặng yếu tố tự

    phát, khiến việc quản lý không chặt chẽ. Vì vậy, qua thời gian tìm hiểu tôi quyết

    định chọn đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần Phú

    Cường Jostoco” để biết được thực tiễn của việc xuất khẩu thủy sản của công ty

    cũng như các công ty khác trong nước. Từ đó đề ra những giải pháp để nâng cao

    hiệu quả xuất khẩu thủy sản cho công ty.

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    1.2.1 Mục tiêu chung

    Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty từ năm 2007 đến nay.

    Từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản của công ty

    cũng như ngành thủy sản Việt Nam.

    1.2.2 Mục tiêu cụ thể

    - Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty từ năm 2007 đến 6 tháng

    đầu năm 2010

    - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thủy sản của công

    ty trong những năm gần đây.
    Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco

    - Phân tích ma trận SWOT để biết được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như

    những cơ hội và thách thức đã và đang tồn tại trong công ty. Từ đó, đề ra những

    giải pháp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản cho công ty.

    1.3 Phạm vi nghiên cứu

    1.3.1 Không gian nghiên cứu

    Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi công ty cổ phần Phú Cường

    1.3.2 Thời gian nghiên cứu

    Đề tài nghiên cứu chỉ lấy số liệu từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010

    1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

    Do hoạt động của Công ty đa dạng, nhiều lĩnh vực, nhiều mặt hàng và do

    kiến thức, thời gian có hạn nên đề tài này không đi sâu nghiên cứu phân tích hết

    tất cả các lĩnh vực kinh doanh của Công ty mà chỉ tập trung vào lĩnh vực xuất

    khẩu, đối tượng nghiên cứu là mặt hàng thủy sản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...