Báo Cáo Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh An Giang năm 2008-2009

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


    1.1. Cơ sở hình thành đề tài:

    Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì thương mại quốc tế đóng vai trò không nhỏ trong việc mang lại một số lợi ích cho quốc gia. Chỉ riêng với hoạt động xuất khẩu đã mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì nền kinh tế đất nước đã sôi động hẳn lên, chính vì sự sôi động đó đòi hỏi Việt Nam có 1 sự nổ lực nhất định sao cho phù hợp để có thể hội nhập cùng với sự phát triển kinh tế của thế giới. Việt Nam là một nước nông nghiệp với 1 nền văn minh lúa nước lâu đời, hơn 80% dân số sống bằng nghề nông mà chủ yếu là trồng lúa. Và liên tục trong nhiều năm nay Việt Nam luôn là một trong những nước có kim ngạch xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới chỉ sau Thái Lan.

    Năm 2008 nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn và thách thức, lạm phát tăng cao làm cho hầu như gía các mặt hàng đều tăng trong đó có gạo. Theo nhận định về gạo của VTV: “Năm 2008 đã khép lại không chỉ với kỷ lục bất ngờ về giá 1.015USD/tấn trong tháng 4 của giá gạo thế giới, mà bình quân cả năm, mức giá của mặt hàng này đã vượt 700USD/tấn đã khiến không chỉ Việt Nam mà cả thế giới phải bất ngờ. Gía gạo bình quân 700USD/tấn được cho là hiện tượng bất thường của năm 2008 và cũng là của nhiều thập kỷ qua. Các chuyên gia đã phân tích thị trường lúa gạo thế giới trong năm 2008 vừa qua không bắt nguồn từ nguyên nhân cơ bản của nó, mà đó chính là sự mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng lúa gạo thế giới, dẫn đến dự trữ giảm mạnh, khiến an ninh lương thực toàn cầu bị đe doạ.”. Và năm này cũng nằm trong 4 “chu kỳ sốt nóng về gạo”. Và sản lượng gạo xuất khẩu của An Giang năm 2008 là 483 ngàn/tấn với kim ngạch đạt 260 triệu USD. (Nguồn số liệu:http//luagao.com.vn)

    Năm 2009, sản lượng gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhưng giá gạo đã bị rơi tự do. Theo báo cáo của Hiệp Hội lương thực Việt Nam: “Trong năm 2009, mặc dù phải chịu nhiều tác động xấu từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng Việt Nam đã làm nên kỳ tích với số lượng gạo xuất khẩu đạt 6,052 triệu tấn (tăng 29,35% so với năm 2008), trị giá FOB đạt 2,463 tỷ USD. Giá xuất khẩu bình quân đạt 407,09 USD/tấn”. Tuy nhiên với sự điều hành linh hoạt của chính phủ, Việt Nam vẫn khẳng định được vị thế của mình với kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 6.052 triêụ/tấn gạo là năm xuất khẩu gạo cao nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó An giang là 1 trong những tỉnh có sản luợng cao nhất khu vực ĐBSCL với kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 455.537 tấn gạo trị giá 185.281 USD (Nguồn số liệu:http//luagao.com.vn). Về sản lượng là vậy nhưng nhìn chung tình hình xuất khẩu gạo của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn trở ngại nhất là khi giá gạo lên xuống thất thường như hiện nay. Các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt mà chưa đoàn kết đồng bộ trong công tác xuất khẩu góp phần làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng và giá gạo xuất khẩu. Tình hình dịch bệnh cộng với sự diễn biến thất thưòng của thời tiết đã ảnh hưởng lớn đến sản lượng gạo xuất khẩu. Để tìm hiểu sâu vào tình hình xuất khẩu gạo của 2 năm 2008 - 2009 nên em chọn đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh An Giang năm 2008 - 2009” . Nhằm để hiểu rõ hơn về tình hình xuất khẩu gạo của tỉnh, đề tài cũng có ý nghĩa thiết thực cho việc định hướng phát triển thị trường gạo xuất khẩu tại An Giang trong những năm tiếp theo.

    1.2. Mục tiêu nghiên cứu

    Đề tài nghiên cứu để đạt đuợc 3 mục tiêu sau:

    Thứ nhất :Tìm hiểu và phân tích sản lượng gạo xuất khẩu qua các tháng của 2 năm 2008 và 2009 của tỉnh An Giang.

    Thứ hai: Tìm hỉêu và phân tích biến động giá gạo xuất khẩu qua các tháng trong 2 năm 2008 và 2009 của tỉnh An Giang.

    Thứ ba: Tìm hiểu và phân tích những thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang.

    1.3. Phạm vi nghiên cứu

    An Giang xuất khẩu nhiều loại gạo khác nhau như: gạo 5% tấm, gạo 10%, gạo nàng hương, gạo thần nông, gạo jasmine .nhưng đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tình hình gạo xuất khẩu trong tỉnh An Giang đặc biệt là chỉ tập trung phân tích phần giá và sản lượng gạo xuất khẩu, không đi chi tiết vào phân tích từng loại gạo.

    Trong phần phân tích do giới hạn về thời gian và việc thu thập số liệu gặp nhiều khó khăn nên em chỉ thu thập số liệu gạo tổng hợp từ sở công thương và phòng thống kê tỉnh An Giang từ năm 2008 đến năm 2009.

    1.4. Ý nghĩa nghiên cứu

    Sau khi nghiên cứu sẽ thấy rõ hơn về tình hình, những khó khăn và thuận lợi thị trường gạo xuất khẩu. Qua đó giúp cho các ngành chức năng của tỉnh tìm ra giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cho thị trưòng gạo trong tương lai, góp phần nâng cao kim ngạch, chất lượng gạo xuất khẩu và khẳng định thương hiệu gạo của An Giang nói riêng và của cả nước nói chung.

    1.5. Phương pháp nghiên cứu

    PP thu thập số liệu:

    Thu thập những thông tin và số liệu về giá, sản lượng gạo xuất khẩu của tỉnh qua các tháng trong 2 năm 2008 và 2009 tại Sở Công Thương, ban quản lý cửa khẩu và phòng thống kê tỉnh An Giang. Ngoaì ra còn thu thập các số liệu từ báo đài, internet, tạp chí và trên một số website về tình hình xuất khẩu gạo của tỉnh trong 2 năm 2008 và năm 2009 cũng như một số thông tin có liên quan về tình hình xuất khẩu gạo của cả nứơc. Cụ thể là:

    http//socongthươngangiang.com.vn,

    http//agromonitor.vn,

    http//e-info.com,

    http//luagao.com.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...