Chuyên Đề phân tích tình hình xuất khẩu chè sang thị trường Nhật Bản

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ngành chè Việt Nam đang đứng trước cơ hội thuận lợi để phát triển mạnh mẽ. Giá trị xuất khẩu trên 130 triệu USD/năm. Với diện tích khoảng trên 125.700 ha (năm 2007), lượng chè xuất khẩu hàng năm của Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ ước khoảng trên 180.000 tấn (tăng gấp 3 lần năm 2003, chỉ khoảng 60.000 tấn). Bốn tháng đầu năm 2009, ngành chè đã xuất khẩu được 27.000 tấn chè các loại, đạt kim ngạch 34 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2008, xuất khẩu chè đã tăng 9,7% về sản lượng và 8,9% về giá trị. WTO mang lại cho Việt Nam một “sân chơi” khổng lồ, với hơn 5 tỷ người tiêu thụ, 95% giá trị thương mại thế giới và kim ngạch nhập khẩu trị giá 635 tỷ USD/năm.

    Tuy nhiên, phải thẳng thắn thừa nhận rằng, mặc dầu có sự phát triển với tốc độ cao với vị trí quốc gia xuất khẩu nông sản lớn thứ nhất thế giới xét về tỷ lệ giữa kim ngạch xuất khẩu nông sản trên tổng GDP trong nông nghiệp, nhưng các sản phẩm xuất khẩu đó của chúng ta vẫn chưa có sự phát triển vững chắc, còn bộc lộ nhiều nhược điểm. “Gót chân A-sin” của ngành chè Việt Nam chính nằm ở chất lượng sản phẩm chưa cao, như việc “chất lượng chè không ổn định, công nghệ thu hoạch và bảo quản còn lạc hậu, đầu tư chế biến để tăng giá trị thặng dư chưa nhiều và đặc biệt chúng ta chưa xây dựng được những thương hiệu mạnh gắn liền với vị trí của sản phẩm trên thị trường quốc tế”, Theo thống kê của Hiệp hội chè Việt Nam (Vitas), lượng chè xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trưởng trong những năm qua, đưa nước ta đứng thứ 5 thế giới trong số những nước xuất khẩu chè. Tuy nhiên, thói quen chào bán và xuất khẩu chè sơ chế với giá thường thấp so với thị trường cùng loại.

    Lý do dẫn đến chất lượng chè Việt Nam đạt thấp đó là do chương trình cải tiến chất lượng chè Việt Nam chưa hiệu quả, đặc biệt là thái độ chưa nghiêm túc của Việt Nam trong việc báo cáo về chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế. Cũng theo hiệp hội Chè Việt Nam, dù chè của Việt Nam có chất lượng cao, nhưng do áp dụng các tiêu chuẩn cũ trong mua bán với nhà nhập khẩu nên không kích thích các nhà sản xuất trong nước do không mang lại giá trị cao, dẫn tới thực tế chè Việt Nam có sản lượng xuất khẩu đứng thứ năm thế giới nhưng các thương hiệu nổi tiếng lại thuộc về các nhà nhập khẩu.

    Do đó vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để nâng cao giá trị của chè Việt Nam cả về sản lượng và chất lượng và tiềm hiểu về năng lực cạnh tranh cũng như những điểm thuận lợi và khó khăn của ngành trong hiện tại và những chiến lược phát triển của ngành trong tương lai. Vì lý do này mà đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu chè của Việt Nam ” được thực hiện. Qua nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn các vấn đề của ngành chè của Việt Nam được đề cập ở trên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...