Luận Văn Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL trong giai đoạn 2009-2010

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

    Miền Tây Nam Bộ hay còn gọi là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là một bộ phận của sông Mê Kông, có vị trí như một bán đảo với 3 mặt Đông, Nam và Tây Nam giáp biển, có đường bờ biển dài 700km, thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, du lịch, hàng hải và thương mại.
    Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm 13 tỉnh thành (An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long) với gần 4 triệu ha đất tự nhiên. ĐBSCL là vùng đất phù sa màu mỡ, có diện tích mặt nước rộng lớn và đa dạng về hệ sinh thái. Là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm, có vựa lúa lớn nhất cả nước, đóng góp trên 50% sản lượng lúa, 90-95% lượng gạo xuất khẩu hàng năm. Hàng năm cung cấp 70% lượng trái cây cho cả nước (Theo Báo điện tử Kinh tế nông thôn).
    Khai thác và nuôi trồng thủy sản cũng là một lợi thế mạnh ở ĐBSCL với gần 824.000 ha diện tích nuôi thủy sản năm 2009, sản lượng đạt trên 1,9 triệu tấn vào năm 2009, chiếm gần 75% diện tích nuôi và 70% sản lượng thủy sản nuôi của cả nước, đồng thời chiếm 89% diện tích và 93% sản lượng ở các tỉnh phía Nam. Trong đó ngành nuôi trồng và xuất khẩu cá tra và cá basa chiếm tỷ lệ cao, với diện tích nuôi khoảng hơn 400.000 ha, tổng sản lượng trung bình hàng năm trên dưới 1 triệu tấn, chiếm gần 49% diện tích nuôi và khoảng 53% sản lượng thủy sản của ĐBSCL (Theo thông tin Thương mại). Năm 2010 diện tích nuôi thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long đạt 830.000ha, sản lượng đạt 2,97 triệu tấn.
    Ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Gia nhập WTO, Việt Nam có thể mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời được cạnh tranh bình đẳng trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt hơn từ các đối thủ ngay trong thị trường nội địa. Khi mà công nghệ sản xuất vẫn còn lạc hậu làm cho giá thành sản phẩm cao không đủ sức cạnh tranh với các hàng nông sản ở nước ngoài. Việc gia nhập WTO đem đến nhiều thuận lợi cũng như thách thức cho nền kinh tế Việt Nam nói chung, cho ngành xuất khẩu thủy sản nói riêng và đặc biệt là ngành xuất khẩu cá tra, cá ba sa.
    Trong khoảng bốn năm gần đây (từ 2006 đến 2010) nghề nuôi trồng cá tra, cá ba sa phát triển nhanh chóng ở ĐBSCL, đồng thời trong thời gian đó người nuôi cá gặp không ít khó khăn khi bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, lạm phát cao, đến những vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá ba sa, bên cạnh đó tình trạng nuôi cá tự phát, theo phong trào diễn ra làm cho nguồn nguyên liệu không ổn định, dẫn đến giá cả bấp bênh gây thiệt hại cho người nuôi.
    Sự phát triển của nghề nuôi trồng và xuất khẩu cá tra, cá ba sa hiện nay đã đem lại giá trị xuất khẩu cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, cung ứng hơn 65% sản lượng xuất khẩu hàng năm, đóng góp trên 13% GDP cho cả nước và đứng thứ ba về khối lượng GDP cho cả nước, giải quyết được số lượng việc làm lớn cho nông dân, song song đó, ngành xuất khẩu cá tra, cá ba sa phải đối mặt với nhiều thử thách, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành xuất khẩu thủy sản của cả nước và đời sống người nuôi cá cụ thể ở ĐBSCL. Vì vậy việc “Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL trong giai đoạn 2009-2010” nhằm hiểu rõ hơn về tình hình xuất khẩu cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL trong hai năm 2009-2010, cũng như tìm ra một số giải pháp để ổn định và phát triển bền vững cho ngành xuất khẩu cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL trong tương lai.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1. Mục tiêu chung:
    Mục tiêu chung là “Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá ba sa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trong giai đoạn 2009-2010”. Từ đó nhận xét đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL trong thời gian tới.


    2.2. Mục tiêu cụ thể :
    ã Phân tích thực trạng nuôi trồng và xuất khẩu cá tra, cá basa ở ĐBSCL.
    ã Phân tích những khó khăn và thuận lợi của hoạt động xuất khẩu cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL.
    ã Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL.
    3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
     Thời gian của số liệu được lấy: Chủ yếu từ năm 2009-2010.
     Nội dung nghiên cứu: Tình hình xuất khẩu cá tra, cá ba sa tại vùng ĐBSCL từ năm 2009-2010.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    4.1. Phương pháp thu thập số liệu:
    Thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo của niên giám thống kê, từ sách, báo, tạp chí chuyên ngành (kinh tế nông nghiệp), Internet và các phương tiện truyền thông để phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL.
    4.2. Phương pháp phân tích số liệu:
    Sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê mô tả thông qua số tương đối (số tương đối động thái, số tương đối so sánh, số tương đối kết cấu) và số tuyệt đối cùng với việc phân tích đánh giá nhằm tìm hiểu tình hình xuất khẩu cá tra, basa ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...