Luận Văn Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 4/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu. Cựu Tổng Giám Đốc WTO- Sapachai Panitchpaedi đã từng nói “Thương mại là công cụ tốt nhất để chống lại đói nghèo”. Và trong chiến lược đó, xuất khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Xuất khẩu mạnh đồng nghĩa nền kinh tế phát triển mạnh, là động lực để thúc đẩy và tạo điều kiện cho các nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo nguồn thu nhập cho cộng đồng và xã hội .
    Một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phải nói đến cà phê. Sản lượng xuất khẩu cà phê của việt nam đứng thứ 2 thế giới sau Brazil. Việt Nam đã được cả thế giới biết đến là cường quốc xuất khẩu cà phê và thương hiệu cà phê Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế. Chất lượng cà phê của Việt Nam ngày càng đươc nâng cao, đặc biệt là cà phê Robusta.
    Trung Quốc một nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nhật Bản, thị trường rộng lớn với dân số hơn 1,3 tỷ người, dân số trẻ chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số. Giới trẻ Trung Quốc và các tầng lớp xã hội khác ngày càng thích uống cà phê và xem cà phê cũng là một thức uống quan trọng không kém gì trà của người Trung Quốc. Trung Quốc có đường biên giới chung với Việt Nam dài hơn 1300 km, nhiều cửa khẩu thông thương sang Trung Quốc (của khẩu quốc tế Móng Cái-Quản Ninh ). Trung Quốc ủng hộ giao thương qua đường biên mậu với nhiều chính sách ưu đãi và giảm 50% thuế VAT đối với hàng nhập khẩu từ Việt nam vào các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc.
    Do đó có thể nói Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cà phê đầy tiềm năng của Việt Nam, chính vì thế em chọn đề tài “Phân tích tình khẩu hình xuất cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc” để thấy được những khó khăn cũng như hạn chế trong quá trình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Trung Quốc nhằm đề ra các giải pháp giải quyết những khó khăn, khắc phục những hạn chế và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường Trung Quốc.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1 Mục tiêu chung: Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê cuả Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
    2.2 Mục tiêu cụ thể:
    Tìm hiểu tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam và nghiên cứu thị trường Trung Quốc.
    Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
    Đề ra những phương hướng, giải pháp hợp lí để nâng cao việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
    3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    3.1 Phạm vi không gian:
    Đề tài đề cập vấn đề xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Trung Quốc.
    3.2 Phạm vi thời gian:
    Số liệu trong đề tài đươc thu thập từ năm 2007,2008.
    3.3 Phạm vi nội dung:
    Các loại sản phẩm cà phê xuất khẩu sang Trung Quốc.
    Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2008.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    4.1 Phương liệu pháp thu thập số liệu
    Số liệu thứ cấp được thu thập tổng hợp từ các nguồn sách, báo, tạp chí, internet .
    4.2 Phương pháp phân tích số liệu
    - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả từ các số liệu thu thập được nhằm mô tả sự biến động của kim ngạch xuất khẩu, giá và các yếu tố ảnh hưởng
    - Phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối qua các năm nhằm thấy được sự biến động của kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
    PHẦN NỘI DUNG

    CHƯƠNG 1

    TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀ THỊ TRƯỜNG
    TRUNG QUỐC
    1. 1 Cà phê của Việt Nam
    1.1.1 Các loại cà phê được gieo trồng ở Việt Nam
    Hiện nay Việt Nam có gần 500.000 ha cà phê được trồng tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, Quảng Trị, Nghệ An . với 3 loại: Robusta, Arabica, Cheri.
    a) Robusta: Việt Nam luôn được xem là nước có sản lượng cà phê Robusta lớn nhất thế giới, hằng năm đạt 90-95% tổng sản lượng cà phê cả nước. Robusta mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị người Việt, nhưng quá đậm đặc với người nước ngoài.
    b) Arabica: hai loại đang trồng tại Việt Nam là Moka và Catimor
    - Moka: mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhưng sản lượng rất thấp, giá trong nước không cao vì không xuất khẩu được, vì trồng không đủ chi phí nên người nông dân ít trồng loại cà phê này.
    - Catimor: Mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp hai
    lần Robusta, nhưng không thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Nguyên vì trái chín trong mùa mưa và không tập trung – nên chi phí hái rất cao - hiện nay tại Quảng Trị đang trồng thí nghiệm, đại trà loại cây này và có triển vọng rất tốt.
    c) Cheri: Không phổ biến lắm vì vị rất chua - chịu hạn tốt. Công chăm sóc đơn giản, chi phí rất thấp, nhưng thị trường xuất khẩu không chuộng kể cả trong nước nên ít người trồng loại này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...