Luận Văn Phân tích tình hình xóa đói giảm nghèo tại Trung Quốc và Việt Nam , từ đó rút ra bài học

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích tình hình xóa đói giảm nghèo tại Trung Quốc và Việt Nam , từ đó rút ra bài học
    Lời mở đầu
    Thế giới đã tiến vào thập niên đầu của thế kỷ XXI với một nền văn minh rực rỡ nhưng cũng ngổn ngang những vấn đề gay gắt mang tính toàn cầu. Nó chứa đựng trong mình cả niềm vui và sự bất hạnh, cả nụ cười và nước mắt, cả hạnh phúc và lo toan. Một trong những nỗi lo toàn cầu, nỗi đau nhân loại là sự đói nghèo trầm trọng trên một phạm vi vô cùng rộng lớn. Đói nghèo diễn ra trên tất cả các châu lục với những mức độ khác nhau. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, sự đói nghèo của dân cư đang là một vấn đề nhức nhối rất cấp bách phải tháo gỡ nhưng cũng vô cùng khó khăn trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo. Theo ước tính của Ngân hàng thế giới, hiện vẫn còn khoảng 3 tỷ người trên hành tinh của chúng ta phải sống trong cảnh nghèo đói với mức thu nhập dưới 1 đến 2 USD/ngày.
    Như thế đủ thấy đói nghèo và giải quyết vấn đề nghèo đói mang tính phổ biến, không chỉ là công việc của riêng nước ta. Tuy nhiên, để hiểu về chương trình xóa đói giảm một cách đầy đủ, cần thiết phải có cách nhìn tổng quan, cần “biết người biết ta” để rút ra những bài học và tìm ra những phương pháp hữu hiệu. Chính vì vậy, chúng em chọn đề tài: “Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ”. Bài tiểu luận này sẽ phân tích tình hình xóa đói giảm nghèo tại Trung Quốc- một quốc gia thành công trong vấn đề này và tại Việt Nam trong thời gian qua, từ đó rút ra những bài học từ nước láng giềng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới. Chúng em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét của cô để tiếp tục hoàn thiện đề tài này tốt nhất. Chúng em chân thành cám ơn cô.


    I. Thành qủa xóa đói giảm nghèo ở Trung Quốc.
    Xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển của các quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc. Nhờ những cố gắng tích cực của mình trong nhiều năm liên tục, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể trong cuộc chiến chống đói nghèo kể từ cuối những năm 70; trở thành một trong những điểm sáng nổi bật về xóa đói giảm nghèo trong khu vực Châu Á cũng như Thái Bình Dương. Số người nghèo ở Trung Quốc giảm mạnh từ 250 triệu người năm 1978 xuống còn 50 triệu người năm 1997. Việc giảm quy mô nghèo đói đó trong một thời gian ngắn như vậy là chưa từng có trong quá khứ và được xem là một trong những thành tựu lớn nhất trong sự phát triển con người trong thế kỉ 20. Gắn liền với sự phát triển của xã hội, kinh tế , các chính sách và chiến lược xóa đói giảm nghèo, những thành quả xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc có thể thấy rõ qua 4 giai đoạn: 1978-1985, 1985-1993, 1994-2000, 2001-2011.
    1. Giai đoạn 1 (1978- 1985)
    Trước năm 1978, số người dân Trung Quốc sống dưới mức nghèo mà chính phủ nước này đề ra vượt quá 250 triệu người và chiếm tới 33% tổng số dân sống ở nông thôn. Mặc dù, tình trạng nghèo đói nghiêm trọng này đã gây ra rất nhiều vấn đề, một vấn đề nghiêm trọng trong số đó là việc nắm giữ đất đai của những người không có mong muốn sử dụng nó để sản xuất trong cộng đồng. Nói cách khác, hệ thống vận hành của ngành nông nghiệp là không phù hợp cho sự phát triển. Do đó , sự thay đổi trong hệ thống nay được xem như một biện pháp quan trọng cho việc giảm nghèo đói.
    Sự cải cách này bao gồm hai mảng chính. Thứ nhất là trong cơ cấu của những người chủ ruộng đất, hệ thống sản xuất tập trung của cộng đồng đã được thay thế bằng việc quy trách nhiệm cho từng hộ gia đình, nghĩa là gắn liền cho họ tự quyết định về việc sản xuất của mình, gắn liền giữa công sức, tiền của họ bỏ ra để sản xuất với sản phẩm mà cá nhân hay hộ gia đình đó thu được. Sự thay đổi này đã khuấy động được tinh thần của nông dân, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ họ. Năng suất lao động được giải phóng trong khi đầu vào ngày càng tăng lên. Thứ hai, là sự tự do hóa trong giá của các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường; hệ thống thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp đã được xây dựng lại. Các công ty kinh doanh được thúc đẩy phát triển do lượng vốn lớn đầu tư vào ngành nông nghiệp và các công ty này. Nhờ những sự thay đổi này, đất đai đã được khai thác toàn diện và sử dụng hợp lý.
    Nền kinh tế quốc dân phát triển rất nhanh. Sự gia tăng trong giá của các sản phẩm nông nghiệp cùng với áp dụng máy móc hiện đại hơn vào trong sản xuất nông nghiệp tao ra giá trị gia tăng lớn hơn của các sản phẩm đầu ra. Lao động ở nông thôn đã được thuê hay kiếm được việc làm trong những ngành không phải nông nghiệp. Những người dân nghèo đã được lợi từ những thay đổi này, rất nhiều người nông dân thoát khỏi mức nghèo và tình trang lạc hậu. Trong những năm 1978- 1985, tổng số dân sống dưới mức nghèo của quốc gia này đã giảm từ 250 triệu người xuống còn 97 triệu người, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 33% xuống 9.2% (theo Ngân hàng thế giới,1996). Sự nghèo đói của con người cũng giảm cùng với sự nghèo về thu nhập. Ví dụ như, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh trên 1000 trẻ được sinh ra đã giảm từ 52 vào cuối những năm 70 xuống còn 50 vào giữa những năm 85 (Zhang, 1996).
    2. Giai đoạn hai (1986-1993)
    Vào giữa những năm 80, hầu hết các vùng nông thôn đã đạt được sự phát triển kinh tế nhanh chóng nhờ những lợi thế riêng của từng vùng. Tuy nhiên, do xã hội, kinh tế, lịch sử, điều kiện địa lý, và những sự hạn chế mà khoảng cách giữa những vùng kém phát triển của Trung Quốc với những vùng khác, mà đặc biệt là những vùng phát triển nhanh ngày càng gia tăng. Vấn đề phát triển không đều giữa các vùng nông thôn đã bắt đầu xuất hiện. Cùng với sự gia tăng thu nhập ở nhiều vùng nông thôn của Trung Quốc, một bộ phận lớn người dân có mức thu nhập thấp. Nhiều người trong số họ không thể nuôi sống chính mình, không thể tự đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống; không đủ thức ăn, quần áo hay không có nhà để ở. Do đó, tiến độ đói giảm nghèo đã bị đổi chiều. Tỷ lệ nghèo ở nông thôn đã tăng từ 10.4% lên 12.3 %. Tỷ lệ người nghèo ở thành thị tăng từ 0.2% năm 1988 lên 0.4% năm 1990 và tỷ lệ người lớn mù chữ tăng lên
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...