Tiểu Luận phân tích tình hình Việt Nam trong sự so sánh với khu vực nhằm hiểu rõ hơn về khả năng khủng hoảng,

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Sự hình thành và phát triển của bất cứ nền kinh tế nào đều có một chu kỳ nhất
    định: hình thành, tăng trưởng, hưng thịnh, khủng hoảng (suy thoái). Nói như vậy
    không phải là nền kinh tế nào cũng tăng trưởng thật mạnh thì đó là dấu hiệu của sự suy
    thoái hay khủng hoảng. Trên thực tế,quy luật này chỉ đúng nếu xét trên toàn bộ nền
    kinh tế. Vì vậy, mỗi quốc gia đều cố gắng đưa ra nhiều biện phát, chiến lược sử dụng
    tối đa nguồn lực để phát triển.
    Nhưng ngày nay, các nước đang phát triển không thể dựa vào những chiến lược
    công nghiệp hóa đã từng thành công trong quá khứ mà phải liên tục đánh giá lại thế vị
    của mình có tính đến những xu thế thay đổi rất nhanh trong đầu tư nước ngoài, thị
    trường tài chính, công nghệ, và nhân khẩu.
    Về phía mình, Việt Nam đã thay đổi rất nhiều sau gần 20 năm với thành tích
    tăng trưởng cao và rất nhiều người dân Việt Nam đã thoát khỏi cảnh đói nghèo. Với tư
    cách một quốc gia, Việt Nam ngày càng nhận được sự nể trọng và có ảnh hưởng ngày
    càng lớn hơn trong cộng đồng quốc tế. Có được thành công này một phần là nhờ vào
    những quyết định sáng suốt của chính phủ trong việc giải phóng lực lượng sản xuất và
    hội nhập ngày càng sâu sắc hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Hệ quả tất yếu của những
    thay đổi chính sách này là nền kinh tế Việt Nam ngày nay đã trở nên phức tạp hơn rất
    nhiều, đòi hỏi việc ra chính sách phải hết sức thận trọng và sáng suốt. Thế nhưng sự
    “quá tải” trong vai trò của nhà nước và sự xuất hiện của những nhóm đặc quyền được
    hưởng đặc lợi từ việc giữ nguyên trạng thái hiện tại làm cho quá trình hoạch định
    chính sách trở nên nặng nề và thiếu động cơ tiếp tục cải cách. Trái với tinh thần khẩn
    trương và cấp thiết của những năm đầu đổi mới, Việt Nam ngày nay đang được bao
    trùm bởi một bầu không khí thỏa mãn và lạc quan, được nuôi dưỡng bởi thành tích thu
    hút đầu tư nước ngoài và sự ngợi ca của cộng đồng quốc tế và các nhà tài trợ. Và mục
    tiêu phát triển của Việt Nam đầy tham vọng: trở thành một nước công nghiệp theo
    hướng hiện đại vào năm 2020, và một cách khái quát hơn, xây dựng một quốc gia “dân
    giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Thế nhưng, nếu những xu thế
    hiện nay vẫn được tiếp tục thì có lẽ Việt Nam sẽ không thể đạt được những mục tiêu
    này, ít nhất là trong một khoảng thời gian khả dĩ chấp nhận được về mặt chính trị.
    Nói như vậy vì thực tiễn thất bại của các nước Đông Nam Á đã thể hiện quá rõ.
    Trong thời gian qua, và được phơi bày qua cuộc khủng hoảng kinh tế Đông Á năm
    1997 - 1998, tạo nên một hiệu ứng domino ảnh hưởng đến một loạt các nước như: Thái
    Lan,Philippin, Indonesia, Hàn Quốc, .hàng loạt các dồng tiền bị mất giá, các công ty
    tài chính bị phá sản, .Trong thời gian này dù Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều
    nhưng hiện tại thì như thế nào? .
    Trang 1




    Theo đó, bài tiểu luận này muốn phân tích tình hình Việt Nam trong sự so sánh
    với khu vực nhằm hiểu rõ hơn về khả năng khủng hoảng, những phản ứng, chính sách
    cũng như những động thái của Chính Phủ .
    Trong quá trình thực hiện, dù đã có nhiều cố gắng nhưng cũng không tránh
    khỏi những khuyết điểm và hạn chế, em rất mong anh chi. cho ý kiến nhận xét để
    hoàn chỉnh đề tài tiểu luận này.
    Em xin chân thành cảm ơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...