Luận Văn Phân tích tình hình về hoạt động quản lý thu chi NSNN

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích tình hình về hoạt động quản lý thu chi NSNN


    LỜI NÓI ĐẦU


    Mọi quốc gia trên thế giới đều muốn đạt tới mục tiêu mong đợi: đó là sự ổn định và tăng trưởng kinh tế, tạo lập một xã hội văn minh, giầu có. Để đạt được mục tiêu ấy phải phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của Chính phủ lại được biểu hiện thông qua một: kế hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước”. Đó là Ngân sách Nhà nước

    Ngân sách Nhà nước đảm bảo điều kiện vật chất cho sự tồn tại, hoạt động của hệ thống bộ máy các cơ quan Nhà nước, bởi vì ngân sách Nhà nước chính là cơ sở để cấp kinh phí cho các dự án quốc gia. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường, với rất nhiều khiếm khuyết đòi hỏi phải có sự can thiêp của Chính phủ thì ngân sách Nhà nước đóng vai trò là một công cụ điều tiết vĩ mô nhằm giảm bớt hạn chế xoá bỏ dần những điểm yếu đó của nền kinh tế quốc dân.

    Ngân sách Nhà nước với chức năng và nôi dung bao hàm của nó sẽ tác động vào cơ cấu kinh tế để tạo lập một cơ cấu cân đối, ổn định và hợp lý. Đồng thời cũng tác điộng vào chu kỳ kinh doanh, làm giảm bớt căng thăng trầm của chu lkỳ, cũng như tác động vào giá cả để chống lạm phát. Chính bởi vai trò không thể thiếu đó của ngân sách Nhà nước mà mỗi quốc gia đều khôg ngừng sửa đổi và nâng cao chất lượng hệ thống ngân sách Nhà nước của quốc gia mình. Nước ta cũng không nằm ngoài quy luật đó. Do vậy em đã lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình về hoạt động quản lý thu chi ngân sách Nhà nước” với sự giúp đỡ của thầy giáo Nhữ Xuân Quang em tin rằng những nghiên cứu dưới đây của em dù còn thiếu tính thực tế, song trong phạm vi hiểu biết của mình em cũng muốn được tìm hiểu sâu hơn về ngân sách Nhà nước.



    CHƯƠNG I

    CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH

    THU CHI NGÂN SÁCH



    I. Bản chất và nội dung của thu chi ngân sách

    Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước trong dự án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.

    Nhà nước muốn thực hiện được chức năng, nhiệm vụ lịch sử của mình tất yếu phải có nguồn tài chính

    Nguồn tài chính Nhà nước có được đại bộ phận là do áp dụng hệ thống thu ngân sách mang lại

    Tất cả các nhu cầu chi tiêu tài chính của Nhà nước đều thoả mãn bằng các nguồn thu ngân sách mang lại. Cho nên thu ngân sách có thể có thể coi là khâu rất quan trọng. Nếu không có nguồn thu thì kinh phí chi cho các bộ máy chính quyền các cấp bị ngưng lại, mà không có nguồn chi thì mọi hoạt động kinh tế - xã hội đều bị trì trệ và ngừng hoạt động.

    Vì vậy nếu coi cơ thể sống là bộ máy hoạt động của chính quyền các cấp thì thu chi ngân sách Nhà nước được ví như những mạch máu nuôi sống trong cơ thể sống đó. Nguồn thu ngày càng nhiều thì càng có điều kiện nuôi dưỡng, đầu tư , khai thác nguồn thu, càng tăng cường cơ sở vật phục vụ cho bộ máy Nhà nước hoạt động khoa học hơn, hiệu quả cao, tinh nhuệ hơn. Ngược lại thu ngân sách ít chứng tỏ trình độ trình độ năng lực của bộ máy chính quyền các cấp chưa đủ mạnh, hiệu quả hoạt động không cao và càng không có điều kiện để đầu tư , nuôi dưỡng khai thác nguồn thu mọi hoạt động của bộ máy chính quyền, các cấp đều không có nguồn vật chất để đảm bảo chắc chắn, từ đó có thể bị suy kiệt.

    Nội dung ngân sách Nhà nước phản ánh mối quan hệ kinh tế trong quá trình hình thành quỹ ngân sách Nhà nước.

    Ngân sách Nhà nước phản ánh mối quan hệ kinh tế với một bên là Nhà nước và một bên là các thành phần kinh tế còn lại trong nền kinh tế cụ thể hơn phản ánh quan hệ giữa Nhà nước với doanh nghiệp , tổ chức xã hội và các thành phần dân cư và giữa Nhà nước với các Nhà nước khác.

    1. Chức năng của ngân sách Nhà nước

    a. Chức năng phân phối

    Ngoài chức năng phân phối tài chính nói chung, chức năng phân phối của ngân sách Nhà nước còn được cụ thể hoá trong phạm vi phân phối ngân sách Nhà nước. Phân phối của ngân sách Nhà nước thể hiện qua khâu phân phối thu nhập hay phân phối kết quả kinh doanh và thể hiện qua phân phối các yếu tố đầu vào, cụ thể là phân phối nguồn tài chính . Vì vậy, đối tượng phân phối của ngân sách Nhà nước là các nguồn lực tài chính , thu nhập mới sáng tạo ra có liên quan đến Nhà nước, phần do Nhà nước làm chủ sở hữu, gắn liền với khả năng thu chi, vay mượn của chính phủ, gắn liền với việc hiện hành, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước (quỹ ngân sách Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính ) và có quan hệ chặt chẽ với chủ thể khác của nền kinh tế (doanh nghiệp , hộ gia đình, cá nhân ) trong quá trình thực hiện chức năng phân phối ngân sách Nhà nước. Phạm vi phân phối ngân sách Nhà nước được giới hạn ở các nghiệp vụ có liên quan tới quyền chủ sở hữu và quyền lực chính trị của Nhà nước như khi cung cấp, tài trợ vốn cho các doanh nghiệp chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Đặc điểm cơ bản của phân phối Nhà nước là: phân phối dưới hình thức giá trị, chủ yếu sử dụng tiền tệ làm đơn vị tính, làm phương tiện phân phối, tham gia không đầy đủ vào quá trình phân phối kết quả của quá trình sản xuất, cung ứng hàng hoá, dịch vụ, quá trình này tác động đến cả bên cung và bên cầu của nền kinh tế gắn liền với sự hình thành và sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...