Chuyên Đề Phân tích tình hình và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của VCB Kiên Giang

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Phát triển kinh tế là mục tiêu chung của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Với chủ trương đổi mới chuyển từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà Nước, nền kinh tế Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, để hòan thành công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa mà Đảng và nhà Nước ta đã đề ra chúng ta phải trải qua nhiều thách thức trong đó có việc đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư và phát triển.
    Vốn là một trong yếu tố quan trọng nhất trong sản suất và lưu thông hàng hóa, vốn được xem là chìa khóa giải quyết mọi khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế. Vốn được đặt lên hàng đầu quyết định sống còn của doanh nghiệp trong quá trình sản suất kinh doanh.
    Hệ thống ngân hàng đang phát triển mạnh mẽ và được coi như xương sống của nền kinh tế. Trong điều kiện thị trường tiền tệ và chứng khoán chưa phát triển như ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng giữ vai trò chủ lực trong việc làm trung gian giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa tác nhân thừa vốn và tác nhân thiếu vốn. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của các Ngân hàng thương mại (NHTM) còn chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với tổng nguồn vốn nhàn rỗi của toàn xã hội. Khi mà nguồn vốn nhàn rỗi của dân chúng và các tổ chức hiện nay đã và đang được phân tán qua nhiều kênh huy động khác với hình thức ngày càng đa dạng và mang lại lợi nhuận hấp dẫn. Như gửi tại ngân hàng nước ngoài (nơi cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng và hiện đại và là nơi có chất lượng dịch vụ tốt hơn do trình độ chuyên môn cao hơn và kinh nghiệm hoạt động lâu năm hơn), đầu tư vào thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, dự trữ vàng hoặc ngoại tệ mạnh, mua sản phẩm của các công ty bảo hiểm nhân thọ, mua chứng chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu doanh nghiệp, gửi tiết kiệm bưu điện .
    Hiện nay hầu hết các NHTM đều nằm trong tình trạng thiếu vốn trung, dài hạn, gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn vốn ổn định với chi phí hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Do vậy, yêu cầu về tăng cường huy động vốn với quy mô và chất lượng cao là hết sức cần thiết cho các NHTM.
    Cùng với việc ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, như việc áp dụng trần lãi suất huy động đã làm cho các ngân hàng gặp không ít khó khăn trong việc huy động vốn. Vì vậy, ngân hàng cần phải có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả huy động vốn. Chính vì tầm quan trọng như trên, cho nên em chọn đề tài “Phân tích tình hình huy động vốn và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Kiên Giang” để nghiên cứu trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1 Mục tiêu chung
    Mục đích chính của đề tài là phân tích tình hình huy động và thực trạng huy động vốn của VCB chi nhánh Kiên Giang, dựa trên cơ sở đó để đề suất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn cho VCB chi nhánh Kiên Giang
    2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Phân tích chung tình hình cơ bản của VCB chi nhánh Kiên Giang.
    - Phân tích thực trạng huy động vốn của VCB chi nhánh Kiên Giang 3 năm qua.
    - Đề xuất những giải pháp nhằm năng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Kiên Giang.
    3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
    - Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Kiên Giang qua 3 năm (2009 - 2011)?
    - Nên đề ra giải pháp nào để nhằm năng cao hiệu quả huy động vốn cho Ngân hàng?
    4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    4.1 Không gian nghiên cứu
    - Đề tài được thực hiện và hoàn thành tại ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Kiên Giang;
    - Nguồn số liệu dùng để phân tích trong đề tài là số liệu được cung cấp bởi các bộ phận chức năng của ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Kiên Giang


    4.2 Thời gian nghiên cứu
    - Đề tài được thực hiện và hoàn thành trong thời gian từ ngày 6/2 đến 28/3 cũng chính là thời gian em đã thực tập tại Ngân hàng VCB chi nhánh Kiên Giang.
    - Thông tin sử dụng trong đề tài được lấy chủ yếu trong 3 năm từ 2009 đến 2011 của ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Kiên Giang
    4.3 Đối tượng nghiên cứu
    Huy động vốn là một lĩnh vực rất rộng nhưng vì thời gian nghiên cứu và thực tập có hạn với nguồn thông tin trong phạm vi giới hạn cho phép nên trong đề tài em chỉ tập trung phân tích tình hình thay đổi và biến động kết quả huy động VCB chi nhánh Kiên Giang.
    5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, thì nội dung của đề tài gồm ba chương:
    Chương I: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    Chương II: thực trạng huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Kiên Giang
    Chương III: Các giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng ngoại thương TMCP Việt Nam chi nhánh Kiên Giang
    6. LƯỢC THẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
    Để chuẩn bị cho việc thực hiện đề tài này, em có tham khảo qua một số tài liệu nghiên cứu, phân tích về hoạt động huy động vốn trong Ngân hàng thương mại. Qua quá trình lược thảo đề tài đó, em nhận thấy vấn đề huy động vốn đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu, phân tích rất sâu, kĩ lưỡng và đầy đủ. Trên cơ sở phân tích lí luận chuyên môn của tài liệu đó, vận dụng vào thực tiễn hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Kiên Giang để thực hiện đề tài. Sau đây là một số tài liệu mà em đã tham khảo trong quá trình chuẩn bị thực hiện đề tài:
    “Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau” của Phan Văn Phố, năm 2008. Qua tài liệu em thấy tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và phương p
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...