Chuyên Đề Phân tích tình hình tiêu thụ và đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ tại công t

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY MAY PHỐ HIẾN
    LỜI MỞ ĐẦU


    Trong những năm gần đây với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam đã có những phát triển đáng kinh ngạc không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn đối với bạn bè quốc tế. Chỉ trong vòng hơn mười năm, nền kinh tế từ chỗ trì trệ, khó khăn, lạm phát kéo dài đã tiến tới kiểm soát và đẩy lùi được lạm phát, nền kinh tế luôn tiếp tục phát triển với tốc độ cao. Sự phát triển của nền kinh tế đất nước đã làm cho đời sống của người dân được nâng cao một cách rõ rệt. Để có được điều đó có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế nói chung và hoạt động gia công xuất khẩu nói riêng.


    Với chiến lược phát triển kinh tế đất nước hướng về đẩy mạnh xuất khẩu nhằm thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà nước đã coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của chính sách kinh tế đối ngoại. Nhà nước đã tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, mặt hàng Dệt May là một trong các mặt hàng đó. Trong thời gian qua, ngành Dệt May đã đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước. Đây là ngành có thể khai thác tốt những lợi thế so sánh của Việt Nam trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.


    Một thực tế là trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May thì tiêu thụ mặt hàng gia công chiếm tới 90%. Điều đó khẳng định rằng hoạt động gia công xuất khẩu vẫn rất cần thiết đối với ngành Dệt May Việt Nam. Phát triển hoạt động gia công xuất khẩu là một giải pháp đối với các nước đang phát triển như Việt Nam trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước khi mà khả năng về vốn và công nghệ còn hạn chế. Hoạt động gia công xuất khẩu nói chung và gia công xuất khẩu hàng may mặc nói riêng góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.


    Công ty may Phố Hiến là Công ty TNHH vốn Nhà nước có sự phát triển rất tốt trong sản xuất hàng Dệt May. Từ khi Nhà nước có chính sách mở cửa, Công ty đã tự khẳng định mình vượt qua khó khăn thử thách để đứng vững. Trong những năm 90 khi mà thị trường truyền thống bị thu hẹp Công ty đã mạnh dạn thâm nhập vào các thị trường mới. Từ đó đến nay thị trường của Công ty luôn được mở rộng, doanh thu từ các hoạt động xuất khẩu luôn chiếm hầu hết trong tổng doanh thu của Công ty. Công ty đã tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, và đóng góp phần không nhỏ cho sự phát triển của ngành Dệt May Việt Nam.


    Trong tình hình thực tế của nước ta hiện nay, các mặt hàng có uy tín trên thị trường quốc tế không phải là nhiều thì việc đẩy mạnh gia công xuất khẩu để khai thác hết lợi thế so sánh của đất nước là rất cần thiết. Nhưng làm thế nào để thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu là vấn đề đáng quan tâm không chỉ đối với công ty may Phố Hiến mà còn đối với cả ngành Dệt May Việt Nam. Đây là lý do để Em chọn đề tài:
    Phân tích tình hình tiêu thụ và đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ tại công ty May Phố Hiến.
    Mục đích nghiên cứu chủ yếu của Em là dựa vào sự phân tích sản lượng tiêu thụ của công ty may Phố Hiến để đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty. Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương :
    Chương I: Cơ sở lý thuyết về tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
    Chương II: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm ở công ty may Phố Hiến.
    Chương III: Phương hướng và một số biện pháp chính nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng gia công xuất khẩu may mặc tại công ty may Phố hiến.


    Vì trình độ có hạn và thời gian thực tế tại công ty không nhiều nên những giải pháp đưa ra không thể bao quát hết được những vấn đề đang còn tồn tại trong hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty. Do vậy, rất mong được sự góp ý của các thầy, các cô cũng như ban giám đốc công ty, phòng KHVT.
    Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phạm Mai Chi và các thầy cô giáo trong khoa đã giúp đỡ chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành tốt đồ án này.


    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU 4
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 7
    1.1 Khái niệm, vai trò của tiêu thụ sản phẩm 7
    1.1.1 Khái niệm, bản chất của tiêu thụ sản phẩm 7
    1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm 7
    1.2 Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 8
    1.2.1 Tổ chức hệ thống phân phối 8
    1.2.2 Tổ chức lực lượng bán hàng 9
    1.2.3 Tổ chức bán hàng 10
    1.3 Các chính sách Marketing- Mix hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm 11
    1.3.1 Chính sách sản phẩm 11
    1.3.2 Chính sách giá bán 12
    1.3.2.1 Các mục tiêu định giá bán 12
    1.3.2.2 Một số phương pháp định giá 14
    1.3.3 Chính sách phân phối 17
    1.3.4 Chính sách xúc tiến bán hàng 19
    1.4 Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm 20
    1.4.1 Khối lượng tiêu thụ sản phẩm 20
    1.4.2 Doanh thu và lợi nhuận 20
    1.4.3 Khả năng chiếm lĩnh thị trường 21
    1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm 21
    1.5.1 Những nguyên nhân thuộc về bản thân doanh nghiệp 21
    1.5.2 Các nguyên nhân thuộc về khách hàng 22
    1.5.3 Các nguyên nhân thuộc về đối thủ cạnh tranh 22
    1.5.4 Các nguyên nhân thuộc nhà nước 23


    CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY MAY PHỐ HIẾN 24
    2.1 Tổng quan về công ty may Phố Hiến 24
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 24
    2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 25
    2.1.3 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý 26
    2.1.4 Chức năng nhiệm vụ của công ty 27
    2.1.5 Sơ lược về thị trường gia công xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam hiện nay 28
    2.1.5.1 Thị trường trong nước 28
    2.1.5.2 Thị trường nước ngoài 29
    2.1.6 Sự cần thiết phải thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm gia công xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam 30
    2.2 Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng gia công xuất khẩu may mặc tại công ty may Phố Hiến 32
    2.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua 32
    2.2.2 Giá trị tiêu thụ gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty may Phố Hiến 33
    2.2.3 Tình hình tiêu thụ mặt hàng gia công theo chủng loại sản phẩm 35
    2.2.4 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực 38
    2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty 42
    2.3.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm kiếm đối tác 42
    2.3.2 Các chính sách Markting- Mix hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty May Phố Hiến 45
    2.3.2.1. Chính sách sản phẩm 45
    2.3.2.2. Chính sách giá 46
    2.3.2.3. Chính sách phân phối 47
    2.3.2.4. Các hoạt động xúc tiến hỗ trợ bán hàng 48
    2.3.2.5 Một số đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt may 50
    2.4 Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty may Phố Hiến 52
    2.4.1 Những mặt đạt được từ hoạt động tiêu thụ gia công xuất khẩu 52
    2.4.2 Những tồn tại trong hoạt động gia công xuất khẩu 54
    2.4.3 Những nguyên nhân tồn tại 55
    2.4.3.1. Những nguyên nhân chủ quan 55
    2.4.3.2. Những nguyên nhân khách quan 56


    CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY MAY PHỐ HIẾN 57
    3.1 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 57
    3.2 Đề xuất biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty may Phố Hiến 57
    3.2.1 Biện pháp thứ nhất: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường 57
    3.2.2 Biện pháp thứ hai: Mở thêm của hàng giới thiệu sản phẩm để tăng doanh thu. 61
    3.2.3 Biện pháp thứ ba: Chú trọng nâng cao quảng cáo 63
    KẾT LUẬN 69
     
Đang tải...