Tiểu Luận Phân tích tình hình tiêu thụ thuốc lá qua các yếu tố ảnh hưởng (File data SMOKE)

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 3
    NỘI DUNG 4
    PHẦN I: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 4
    1. Nội dung nghiên cứu. 4
    2. Quy trình thu thập số liệu. 4
    3. Phương pháp nghiên cứu. 4
    PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
    I. MÔ TẢ SỐ LIỆU 4
    II. CHẠY HỒI QUY VÀ TƯƠNG QUAN CHO MÔ HÌNH 8
    III. MỘT SỐ KIỂM ĐỊNH 10
    1. Kiểm định với từng hệ số hồi quy. 10
    2. Kiểm định tổ hợp tuyến tính hệ số hồi quy. 11
    3. Kiểm định đa ràng buộc tuyến tính. 12
    IV. KHUYẾT TẬT MÔ HÌNH VÀ SỬA CHỮA 13
    1. Hiện tượng đa cộng tuyến. 13
    2. Hiện tượng phương sai sai số thay đổi 15
    3. Hiện tượng tự tương quan. 16
    KẾT LUẬN 18



    LỜI MỞ ĐẦUNhư chúng ta đã biết, thuốc lá là một sản phẩm vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe con người, không chỉ với người hút thuốc mà còn cả với những người xung quanh. Tuy nhiên, số lượng người hút thuốc lá trên thế giới vẫn không thuyên giảm, không những vậy còn có xu hướng tăng lên ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở độ tuổi thanh thiếu niên từ 17-24 tuổi. Việt Nam là nước có số lượng người hút thuốc lá cao trên thế giới, 50% nam giới và 3.4% nữ giới (theo thống kê của Tổ chức Sức khỏe Thế giới là cao nhất Châu Á). Nghiêm trọng hơn, số lượng người tử vong do hút thuốc lá sẽ nhiều hơn số nười tử vong do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông và tự tử cộng lại vào năm 2020. Do đó, việc tìm ra các biện pháp để giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá trong cộng đồng là việc làm vô cùng cấp thiết không của riêng bất cứ cá nhân nào mà là của toàn xã hội.
    Sau quá trình học tập bộ môn “Kinh tế lượng” dưới sự hướng dẫn của giảng viên, TS. Đinh Thị Thanh Bình, để vận dụng kiến thức đã học cũng như các thao tác thực hành phần mềm Stata, nhóm chúng em đã tìm hiểu, đánh giá và chọn ra một đề tài không mới nhưng theo đánh giá chủ quan của nhóm là khá cần thiết để nghiên cứu, đó là “Phân tích tình hình tiêu thụ thuốc lá qua các yếu tố ảnh hưởng” để làm bước đệm cho việc tìm ra các cách giải quyết phù hợp. Trong quá trình thực hiện, bài viết sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự đóng góp từ các thầy cô để bài tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn.
    Chúng em xin chân thành cảm ơn!

    NỘI DUNGPHẦN I: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI1. Nội dung nghiên cứuTrước khi nghiên cứu chuyên sâu vào việc làm thế nào để giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá, chúng em tiến hành tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến lượng thuốc lá trung bình mà một người hút trong một ngày, từ đó lấy nền tảng để nghiên cứu sâu hơn.
    2. Quy trình thu thập số liệuNhóm đã xác định những yếu tố ảnh hưởng đến lượng thuốc lá trung bình mà một người hút trong một ngày như: học vấn, tuổi tác, thu nhập và tiến hành điều tra và thu thập số liệu trên 807 mẫu, sau đó đem phân tích các số liệu này qua phần mềm Stata để đi đến những kết luận cuối cùng.
    3. Phương pháp nghiên cứua. Phương pháp thu thập số liệu
    - Kích cỡ mẫu: 807 người
    - Phạm vi: Chủ yếu tập trung vào nhóm người từ 17 tuổi trở lên
    - Hình thức: Thảo một bản khảo sát và đi thu thập số liệu tại những nơi tập trung đông người như công viên.
    b. Phương pháp phân tích số liệu
    - Phương pháp thu thập số liệu
    - Phương pháp tương quan và hồi quy
    - Phương pháp phân tích phương sai
    PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...