Luận Văn Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế.

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1. LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI . 2
    2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI . 3
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU . 4
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 4
    5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 4
    PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5


    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
    1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
    1.1.1 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp . 5
    1.1.2 Nội dung của tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp 5
    1.1.3 Lựa chọn kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 6
    1.1.4 Thị trường với việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp . 7
    1.1.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của việc tiêu thụ sản phẩm 9
    1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN . 11
    1.2.1. Vai trò của vật tư phân bón . 11
    1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón ở Việt Nam ta hiện nay . 11
    1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón ơ tỉnh Thừa Thiên Huế. . 12


    CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP TỈNH T_T_HUẾ. . 13
    2.1. Tình hình cơ bản của công ty. . 13
    2.1.1 Một số đăc điểm cơ bản của công ty 13
    2.1.2 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 17
    2.1.3 Nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2008- 2010 20
    2.2. Tình hình tiêu thụ và kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm. 22
    2.2.1 Tình hình tiêu thụ và số lượng các loại vật tư của công ty qua 3 năm 2008-2010 22
    2.2.2 Cơ cấu doanh thu của công ty qua 3 năm . 25
    2.2.3 Tình hình tiêu thụ ở các thị trường qua 3 năm 2008- 2010 . 27
    2.2.4 Tình hình tiêu thụ của công ty theo phương thức bán hàng qua 3 năm 2008-2010 30
    2.2.5 Chi phí kinh doanh của công ty qua 3 năm. . 32
    2.2.6 Lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2008-2010 34
    2.3. Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty qua 3 năm. 36
    2.3.1 Các chỉ tiêu và kết quả kinh doanh của công ty: 36
    2.3.2 Các chỉ tiêu và hiệu quả hiệu quả kinh doanh của công ty: 37


    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG
    TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ 41
    3.1 . Định hướng của công ty trong những năm tới . 41
    3.2 . Giải pháp 41
    3.2.1 Cải tiến công tác tổ chức quản lý . 41
    3.2.2 Nâng cao nguồn nhân lực 42
    3.2.3 Giải pháp về thị trường . 43
    3.2.4 Tăng cường vốn phục vụ hoạt động kinh doanh 44


    PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . 45
    1. KẾT LUẬN 45
    2. KIẾN NGHỊ . 46
    2.1. Đối với công ty: 46
    2.2. Đối với nhân viên trong công ty: . 46


    Một quốc gia muốn phát triển và giàu mạnh thì trước tiên nhân dân phải được ăn no, mặc ấm. Cho dù ngày nay nền khoa học của con người đã rất tiến bộ trên mọi lĩnh vực, con người đã có thể làm ra nhiều nguyên liệu thay thế tự nhiên, nhưng có những thứ cho dù nền khoa học có tiến bộ đến mấy cũng không thể thay thế được, đó chính là những sản phẩm nông nghiệp. Chính vì lẽ đó mà mọi quốc gia cho dù đang ở giai đoạn phát triển nào cũng đều rất chú trọng đến sự phát triển của ngành nông nghiệp, dù tỷ trọng của nông nghiệp chiếm như thế nào trong GDP.
    Nông nghiệp chiếm một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, sản xuất nông nghiệp không những phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người, đảm bảo nguồn nguyên nhiên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất và công nghiệp chế biến mà ngành nông nghiệp còn tạo ra được nhiều mặt hàng có giá trị xuất khấu cao như cà phê, hạt diều, mũ cao su tăng nguồn thu ngoại tệ cho nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người dân. Hiện tại cũng như trong thời gian tới, ngành nông nghiệp vẫn đóng một vai trò quan trọng trong
    sự phát triển của xã hội loài người và không ngành nào có thể thay thế được.
    Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội.
    Đối với nước ta do đặc điểm từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nên nông nghiệp giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước.
    Thừa Thiên Huế là một địa phương có tỷ lệ lao động nông nghiệp cao. Dân số ngày càng tăng, đất nông nghiệp ngày càng ít đi. Muốn cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt thì người nông dân phải đầu tư thâm canh. Mà muốn làm như vậy thì cần phải thực hiện nhiều biện pháp như: đầu tư khoa học kỹ thuật, vật tư phân bón, giống, thủy lợi cho sản xuất sao cho hợp lý trên một đơn vị diện tích để thu được năng suất cao, chất lượng tốt với giá thành hợp lý. Do việc tăng cường đầu tư các yếu tó vật chất và đầu tư phân bón cho sản xuất được lặp đi lặp lại hàng vụ, hàng năm với khối lượng rất lớn nên cần có đơn vị sản xuất kinh doanh để phục vụ VTNN với hệ thống mạng lưới rộng khắp đảm bảo đáp ứng đầy dủ kịp thời cả về số lượng, chất lượng cho từng vùng, từng địa phương.
    Khi tiến hàng hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các DN muốn tồn tại và phát triển phải luôn quan tâm đến hiệu quả kinh tế sao cho kinh doanh có lãi và đảm bảo yêu cầu xã hội. Tuy nhiên cơ chế thị trường đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các DN.
    Nền kinh tế thị trường buộc các DN phải luôn phấn đấu nỗ lực không ngừng thì mới có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Đặc biệt với các DN sản xuất có tồn tại được hay không còn phải phụ thuộc vào khâu tìm kiếm đầu ra cho mình, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Song công tác thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, đưa sản phẩm đến từng khu vực thị trường chưa được coi trọng trong các DN. Việt Nam đang từng bước mở của thị trường và hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới điều đó càng làm cho việc cạnh tranh giữa các DN trong và ngoài nước ngày càng khốc liệt hơn, điều này buộc DN Việt Nam phải quan tâm đến công tác tiêu thụ sản phẩm hơn.
    Hầu hết các DN trong nước điều gặp một số vấn đề chung như là sản xuất ra không tìm được thị trường tiêu thụ hay là bị sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các DN nước ngoài. Mọi công ty đều coi thị trường là khâu quan trọng nhất để tiến hành sản xuất hàng hóa. Tiêu thụ sản phẩm là thước đo đánh giá sự thành công của DN. DN muốn đứng vững và phát triển phải luôn biết cách nắm bắt nhu cầu của thị trường, phải nhạy bén trong các chiến lược kinh doanh để luôn đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.
    Từ nhận thức đó, trong thời gian thực tập cuối khóa tôi đã chọn đề tài" Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế" làm chuyên đề cho bài tốp nghiệp của mình.
    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
    -Hệ thống hóa một số vấn đề về tiêu thụ sản phẩm
    -Đánh giá khái quát tình hình chung của công ty
    -Phân tích kết quả và hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty.
    -Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...