Luận Văn Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại Công ty Cổ phần Năng Lượng Đại Việt - chi nhánh Vinagas Miền Tâ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    Năm 2008 là thời điểm đánh giá nửa chặng đường thực hiện kế hoạch kinh
    tế 2006 - 2010. Tuy nhiên, thời điểm đánh giá cũng là lúc nền kinh tế gặp những
    khó khăn do lạm phát cũng như tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
    Tốc độ phát triển kinh tế không những không đạt như kỳ vọng mà sự giảm sút
    còn trở thành nhân tố kéo tụt thành quả đã đạt được của hai năm trước đó.
    Với tốc độ của năm 2008, bình quân tốc độ tăng trưởng GDP cả 3 năm
    2006 - 2008 dự kiến chỉ đạt 7,8%/năm so với kế hoạch đề ra là 7,5 – 8% cho cả
    giai đoạn. Tuy vẫn nhằm trong khoảng chỉ tiêu đề ra nhưng rõ ràng, tốc độ tăng
    trưởng cao của những năm trước đã không được duy trì và thậm chí bị kéo chậm
    lại do sự sụt giảm mạnh trong năm 2008. Trong một số ngành cụ thể nhất là công
    nghiệp, xây dựng đã có sự suy giảm mạnh. Giá trị sản xuất công nghiệp 2008 dự
    kiến chỉ ở mức 16,2 % và giá trị gia tăng chỉ còn 9,4 - 9,6%. Nguyên nhân suy
    giảm là do mặt bằng giá đã đứng ở mức cao, đáng chú ý là sản phẩm gas.
    Cuối năm 2008, nguồn hàng gas trên thị trường thế giới đã có dấu hiệu
    khan hiếm, một số nước không bán hàng mua theo chuyến nữa. Đầu tháng một,
    giá gas tăng thêm 42,5USD/tấn, khiến giá gas trong nước tăng 10.000-12.000
    đồng/bình từ ngày 1.1. Nhưng hiện nay, nguồn hàng trên thị trường thế giới tiếp
    tục khan hiếm, đẩy giá gas mua theo chuyến lên 435 USD/tấn.
    Nguyên nhân chính là do OPEC cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô, dẫn
    đến sản lượng khí gas khai thác giảm mạnh. Giá gas tăng sẽ ảnh hưởng đến chi
    tiêu của những hộ dân và các đơn vị sản xuất sử dụng gas làm nguồn nhiên liệu
    chính và giá thành sản phẩm lại tăng theo.
    Bên cạnh đó người tiêu dùng đã tiến bộ nhanh hơn chúng ta nghĩ, từ tiêu
    dùng thụ động tới "tiêu dùng tích cực xông xáo", mấu chốt của việc này là nguời
    tiêu dùng quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ và thương hiệu trên thị trường. Đối
    với nhà bán lẻ, khách hàng mới này chú trọng quan tâm không chỉ đến thương
    hiệu mà còn các dịch vụ chăm sóc và tính minh bạch của công ty. Vì vậy quá
    trình tiêu thụ hàng hóa càng trở nên khó khăn.
    Do đó, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm là vấn đề mang tính cấp thiết
    và có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, muốn tồn tại và phát triển trong
    nền kinh tế thị trường, công tác tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng và có ảnh
    hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản
    phẩm đạt hiệu quả cao là điều kiện để doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn, rút
    ngắn chu kỳ kinh doanh, một mặt góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh
    nghiệp, giúp doanh nghiệp không ngừng duy trì và mở rộng thị trường, nâng cao
    uy tín, cải thiện vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Do nhận thấy tính cấp
    thiết của việc mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm nên em đã lựa chọn đề tài
    "Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại Công ty Cổ phần Năng Lượng Đại Việt - chi
    nhánh Vinagas Miền Tây”.


    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . 1
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 1
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
    1.2.1. Mục tiêu chung . 2
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 2
    1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU . 2
    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
    1.4.1. Không gian 3
    1.4.2. Thời gian . 3
    1.4.3. Đối tượng nghiên cứu 3
    1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    4
    2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 4
    2.1.1. Các khái niệm có liên quan . 4
    2.1.2. Ý nghĩa của việc phân tích tình hình tiêu thụ . 5
    2.1.3. Nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ 6
    2.1.4. Nội dung phân tích tình hình tiêu thụ 6
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 8
    2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 8
    2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 8
    CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VINAGAS MIỀN TÂY 9
    3.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY . 9
    3.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHI NHÁNH . 10
    3.2.1. Chức năng . 10
    3.2.2. Nhiệm vụ . 11
    3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC . 11
    3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức . 11
    3.3.2. Chức năng nhiệm vụ của ban giám đốc và bộ phận 11
    3.4. CẤU TRÚC LAO ĐỘNG . 13
    3.5. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 15
    3.5.1. Thuận lợi . 15
    3.5.2. Khó khăn . 15
    3.7. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ
    QUA 3 NĂM 2006-2008 . 16
    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GAS VÀ CÁC
    NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GAS . 19
    4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GAS 19
    4.1.1. Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ . 19
    4.1.2. Phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng 23
    4.1.3. Phân tích giá bán . 24
    4.1.4. Phân tích doanh thu tiêu thụ 25
    4.2. NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ 42
    4.2.1. Các nhân tố khách quan 42
    4.2.2. Nguyên nhân khách quan 46
    CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH
    TIÊU THỤ 50
    5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 50
    5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ . 50
    5.2.1. Đảm bảo nguồn lực vỏ bình 50
    5.2.2. Duy trì lượng tồn kho hợp lý . 51
    5.2.3. Điều chỉnh giá bán phù hợp 51
    5.2.4. Tăng cường hoạt động Marketing . 52
    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
    6.1. KẾT LUẬN . 54
    6.2. KIẾN NGHỊ . 54
    6.2.1. Đối với Tổng công ty 55
    6.2.2. Đối với chi nhánh Vinagas 55
    6.2.3. Đối với nhà nước . 56
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 57
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...