Đồ Án Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và biện pháp hạ giá thành sản phẩn tại công ty thực

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU


    “ Lợi nhuận phải đâu trời rơi xuống
    Kinh doanh muốn có phải săn tìm”
    Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, vì vậy các doanh nghiệp không ngừng khai thác và tận dụng các nguồn lực sẵn có, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Song, với chính sách mở cửa của nền kinh tế thị trường có sự tham gia hoạt động của nhiều thành phần kinh tế, đã đặt ra trong nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau.
    Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào xu hướng định giá sản phẩm dựa trên cơ sở chi phí tức là chi phí lên thì giá lên. Vì vậy, giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng, phản ánh trình độ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm nó đồng nghĩa với việc lãng phí hay tiết kiệm lao động xã hội, bao gồm cả lao động sống và lao động vật hóa trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm cao hay thấp, nó phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn của doanh nghiệp.
    Việc quản lý, sử dụng hợp lý tiết kiệm các nguồn nói trên sẽ là tiền đề, là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm và ngược lại. Đó cũng là một đòi hỏi khách quan khi các doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán kinh tế.
    Để hạ giá thành sản phẩm, đứng trên góc độ quản lý, người quản lý doanh nghiệp cần biết nguồn gốc hay con đường hình thành của nó, nội dung cấu thành giá thành, để từ đó tiết kiệm được những nguyên nhân cơ bản nào, những nhân tố cụ thể nào làm tăng, giảm giá thành và chỉ có trên cơ sở đó người quản lý mới đề ra trước các biện pháp cần thiết để hạn chế, loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố tiêu cực, động viên và phát huy được ảnh hưởng của các nhân tố tích cực, khai thác khả năng tiềm tàng trong việc quản lý, sử dụng các nguồn vật tư, lao động và tiền vốn, không ngừng hạ thấp giá thành của từng loại sản phẩm cũng như toàn bộ sản lượng.
    Để thực hiện được các yêu cầu nói trên, cần thiết phải phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, qua đó biết được phần nào tăng, giảm do đâu để từ đó đề ra các biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm.
    Trong thời gian thực tập tại: CÔNG TY THỰC PHẨM XUẤT NHẬP KHẨU LAM SƠN và đã được học tập nghiên cứu tại trường, trong sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô giáo, giờ đây là một sinh viên sắp ra trường, em muốn vận dụng kiến thức đã được học trong nhà trường vào thực tế công ty, với hy vọng của mình trong lĩnh vực quản lý kinh tế, nhằm hạ giá thành sản phẩm, vì vậy em chọn đề tài tốt nghiệp là: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH VÀ BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM XUẤT NHẬP KHẨU LAM SƠN.
    Nội dung đồ án gồm 4 phần:
    PHẦN I: Cơ Sở Lý Luận Chung Về Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh Và Giá Thành Sản Phẩm

    PHẦN II: Giới Thiệu Tổng Quan Về Công Ty Thực Phẩm Xuất Nhập Khẩu Lam Sơn

    PHẦN III: Phân Tích Tình Hình Thực Hiện Kế Hoạch Giá Thành Của Công Ty Thực Phẩm Xuất Nhập Khẩu Lam Sơn

    PHẦN IV: Biện Pháp Hạ Giá Thành Sản Phẩm


    Trong quá trình làm đồ án này, với kiến thức đã học trong những năm qua, vì điều kiện thời gian nên không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong có sự giúp đỡ và đóng góp của các thầy cô để đồ án được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: NGUYỄN VĂN NGHIỆP cùng toàn thể các cô chú, anh chị ở Công Ty Thực Phẩm Xuất Nhập Khẩu Lam Sơn đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...