Tiểu Luận phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành tại công ty Thăng Long

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Trong nền kinh tế thị trường hiện nay xu hướng cạnh tranh là không thể trách khỏi. Vấn đề các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt là xác định sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào. Trước hết để trả lời câu hỏi này doanh nghiệp cần phải nắm bắt được nhu cầu của thị trường cần cái gì, từ đó mới có thể xác định được những mục tiêu doanh nghiệp cần phải đạt, sau đó sẽ tổ chức thực hiện những kế hoạch thích hợp nhằm đạt tới những mục tiêu đó. Nhìn chung một doanh nghiệp muốn tạo được vị thế cạnh tranh thì bản thân doanh nghiệp đó phải có một bộ máy quản lý tốt, như thế doanh nghiệp mới có thể tiến hành thực hiện thuận lợi những dự định mà doanh nghiệp đã đề ra, mà trong đó công tác tổ chức bộ mấy kế toán đóng vai trò rất quan trọng. Thực hiện công tác tổ chức bộ máy kế toán hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá đúng tình hình taì chính của doanh nghiệp , phục vụ công tác quản lý, tiến hành công tác kế toán linh hoạt, cũng như giúp doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả, chi phí nói chung và chi phí sản xuất nói riêng, tránh lãng phí các nguồn lực của doanh nghiệp . Từ đó doanh nghiệp có được chất lượng sản phẩm tốt giá thành sản phẩm hợp lý tạo vị thế cạnh tranh và có được uy tín từ phía khách hàng.
    Như vậy việc tổ chức tốt bộ máy kế toán và tập hợp chi phí có ý nghĩa rất quan trọng đối vơí từng doanh nghiệp , việc làm này vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế vừa phù hợp với điều kiện khách quan hiện nay, đó là doanh nghiệp phải đối mặt với sự khan hiếm của các nguồn lực và tránh lãng phí khi sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp cũng như của toàn xã hội.
    Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Kinh tế quản lý đã giúp đỡ em có kiến thức và các cán bộ công ty Thăng Long đã giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này.



    Phần 1
    Giới thiệu khái quát chung về doanh nghiệp

    1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.

    Công ty Thăng Long có tên cũ là xí nghiệp sản xuất máy khâu Hà Nội. Đến năm 1994 Công ty được đổi thành Công ty Thăng Long, tên giao dịch là TALMEX.
    Công ty có 2 cơ sở: Cơ sở 1 đặt tại số 58 đường Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội và Cơ sở 2 đặt tại Khương Đình - Thanh Xuân - Hà Nội. Nhưng do điều kiện còn khó khăn về vật chất và vốn sản xuất nên công việc kinh doanh bây giờ chủ yếu chỉ tiến hành ở cơ sở 2 Thanh Xuân. Còn cơ sở 1 chủ yếu giao dịch và dạy nghề cho công nhân.
    Công ty Thăng Long được thành lập vào 3/10/1973 theo quyết định số 199/UBQĐ của UBND thành phố Hà Nội với nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu chế thử và sản xuất máy khâu gia đình. Thời gian đầu thành lập, cũng là thời gian chế thử sản phẩm, lúc này xí nghiệp chỉ gồm 30 người, trong đó có nhiều kỹ sư và thợ bậc cao về cơ khí. Nhưng bước đầu thành lập xí nghiệp còn gặp nhiều khó khăn: cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, thiết bị hầu hết đã cũ không đồng bộ, nhà xưởng cấp 4 bị hư hỏng nhiều, trình độ cán bộ công nhân viên hầu hết chưa am hiểu về công nghệ sản xuất máy khâu.
    Song với sự giúp đỡ của UBND thành phố Hà Nội cũng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp nên xí nghiệp đã chế thử thành công sản phẩm máy khâu gia đình và bắt đầu đưa vào sản xuất hàng loạt, xí nghiệp cố gắng nâng dần sản lượng và chất lượng. Năm 1978 xí nghiệp đạt sản lượng 300 máy khâu, đến năm 1987 xí nghiệp đạt 2520 máy/năm và chế thử thành công máy khâu công nghiệp. Với sự phát triển đó xí nghiệp hy vọng sẽ nhanh chóng xâm nhập vào lĩnh vực sản xuất trên thế giới. Nhưng năm 1988 do có sự chuyển đổi của cơ chế thị trường làm nền sản xuất trong nước có nhiều biến động, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Làm cho xí nghiệp gặp nhiều khó khăn: công nhân không có việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó buộc xí nghiệp phải chuyển hướng kinh doanh để duy trì hoạt động của xí nghiệp và đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên. Để có một hướng kinh doanh mới rất khó, xí nghiệp không thể giải quyết được ngay. Vì vậy trước mắt trong 2 năm 1991 - 1992 xí nghiệp phải giảm dần số lượng máy khâu sản xuất ra. Đồng thời tổ chức nhiều cuộc họp bàn bạc và thảo luận để tìm ra hướng đi cho xí nghiệp. Ban lãnh đạo xí nghiệp đã mạnh dạn chuyển hướng sản xuất sang ngành may mặc phù hợp với điều kiện của xí nghiệp: Vốn đầu tư thấp do đó xí nghiệp chuyển số máy khâu sản xuất ra không tiêu thụ được thành tài sản cố định của xí nghiệp. Đến năm 1992 xí nghiệp dừng hẳn việc sản xuất máy khâu và chuyển sang ngành may mặc và sản xuất phụ khác.
    Năm 1994 xí nghiệp đổi tên thành Công ty Thăng Long thực hiện theo quy định 338 về thành lập lại doanh nghiệp và là doanh nghiệp Nhà nước thuộc sở Công nghiệp Hà Nội, với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất và kinh doanh hàng may mặc ở trong và ngoài nước.
    Bước đầu chuyển sang ngành may, xí nghiệp gặp nhiều khó khăn về vốn do phần lớn máy móc thiết bị không phù hợp với ngành nghề mới, số còn lại thì lạc hậu, năng suất, chất lượng không đảm bảo. Trong khi đó trên thị trường có nhiều nhà máy may với các dây truyền sản xuất hiện đại.
    Mặc dù bước đầu có nhiều khó khăn nhưng việc chuyển hướng sang ngành may là một hướng đi đúng đắn. Trong điều kiện của Công ty và bối cảnh thị trường ở nước ta. Từ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, nền kinh tế nước ta dần dần chuyển biến về mọi mặt . Do đó nhu cầu may mặc của người tiêu dùng tăng lên. Sản phẩm do Công ty sản xuất ra đã có thị trường tiêu thụ. Nhưng nhu cầu luôn tăng lên theo đà phát triển của nền kinh tế. Vì vậy với số vốn ít ỏi lúc ban đầu đã tạo khó khăn cho Công ty trong việc cải tạo nâng cấp mẫu mã và chất lượng sản phẩm của mình trong những năm đầu thập kỷ 90. Năm 1995 Công ty đã đầu tư cho sản xuất 2 dây chuyền may mặc của Nhật Bản và Đài Loan bằng nguồn vốn vay và nguồn vốn huy động đồng thời xây dựng và cải tạo lại nhà xưởng. Trong 3 năm 95, 96, 97 tình hình tài chính của Công ty rất khó khăn nên 2/1998 Nhà nước và UBND thành phố Hà Nội cấp vốn cố định cho toàn bộ những tài sản cố định màCôngtyđã đầu tư trong 3 năm: 1995, 1996, 1997. Chức năng nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất kinh doanh hàng may mặc trong và ngoài nước,côngty còn thực hiện việc may gia công khi có đơn đặt hàng. Trải qua những bước thăng trầm Công ty vẫn giữ vững trách nhiệm được giao là sản xuất kinh doanh các mặt hàng may mặc phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước. Điều này được thể hiện qua các thành tựu đạt được trong những năm gần đây là:

    [​IMG]
     
Đang tải...