Luận Văn Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại ngân hàng quốc tế - cần thơ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ - CẦN THƠ


    MỤC LỤC
    Chương 1: Giới thiệu
    1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu . 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 2
    1.2.1. Mục tiêu chung . 2
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 2
    1.3. Phạm vi nghiên cứu . 2
    1.3.1. Không gian . 2
    1.3.2. Thời gian . 2
    1.3.3. Đối tượng nghiên cứu . 2
    Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    2.1. Phương pháp luận . 3
    2.1.1. Khái niệm về tính thanh khoản, cung - cầu thanh khoản và khả năng
    thanh toán . 3
    2.1.2. Rủi ro thanh khoản . 4
    2.1.3. Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản . 5
    2.1.4. Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản . 7
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . . 10
    2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . . 10
    2.2.2. Phương pháp nghiên cứu . . 10
    Chương 3: Giới thiệu về ngân hàng VIBANK Cần Thơ
    3.1. Quá trình hình thành và phát triển . 11
    3.2. Mạng lưới hoạt động . . 11
    3.3. Hoạt động kinh doanh chủ yếu và thị trường mục tiêu . . 12
    3.3.1. Hoạt động kinh doanh chủ yếu . . 12
    3.3.2. Thị trường mục tiêu . 12
    3.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban . . 13
    3.5. Định hướng phát triển của VIB Cần Thơ trong thời gian tới . . 16
    3.6. Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2008 . . 16
    3.7. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của VIB - Cần Thơ trong
    năm 2008 . . 20
    3.7.1. Một số điểm mạnh và điểm yếu của ngân hàng . . 20

    3.7.2. Cơ hội, thách thức đối với VIB Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay . . 21
    Chương 4: Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại ngân
    hàng
    4.1. Phân tích tình hình nguồn vốn và tài sản tại VIB Cần Thơ . . 23
    4.1.1. Tình hình nguồn vốn . . 23
    4.1.2. Tình hình tài sản . . 25
    4.2. Phân tích cung - cầu thanh khoản tại VIB Cần Thơ . 27
    4.2.1. Đánh giá tình hình thanh khoản bằng phương pháp phân tích các chỉ
    số tài chính . . 27
    4.2.2. Đánh giá tình hình thanh khoản bằng phương pháp phân tích cung -
    cầu thanhh khoản . . 31
    4.3. Dự báo nhu cầu thanh khoản trong năm 2009 . 34
    4.3.1. Sơ lược về tình hình thị trường tiền tệ và một số giải pháp của ngân
    hàng nhà nước thực hiện trong năm 2008 . . 34
    4.3.2. Dự báo cung - cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản tại VIB
    Cần Thơ trong năm 2009 . . 39
    Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản tại VIBank -
    Cần Thơ trong thời gian tới
    5.1. Định hướng chung về quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng . . 42
    5.2. Các chiến lược và giải pháp về thanh khoản . . 42
    5.2.1. Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản . . 42
    5.2.2. Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào nguồn vốn . . 43
    5.2.3. Chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng . . 44
    Chương 6: Kết luận và kiến nghị
    6.1. Kết luận . 46
    6.2. Kiến nghị . . 47
    Phụ lục . . 50
    Tài liệu tham khảo . 55


    CHƯƠNG 1
    GIỚI THIỆU
    1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
    Hơn hai thập kỷ qua, kể từ khi hệ thống ngân hàng Việt Nam thực hiện
    quá trình cải cách, các ngân hàng thương mại đã có bước phát triển mới cả về
    lượng và chất, nhưng vấn đề rủi ro thanh khoản dường như chưa được quan tâm
    đúng mức. Bảy tháng đầu năm 2008, tình trạng khan hiếm tiền đồng VND, lãi
    suất tiền gửi đồng Việt Nam liên ngân hàng tăng lên một cách chóng mặt đã đẩy
    các ngân hàng thương mại vào cuộc chạy đua lãi suất làm mặt bằng lãi suất huy
    động tăng dần lên từ 12% lên tới 18,6%/năm. Trong khi đó, về phía Ngân hàng
    Nhà nước Việt Nam đã hai lần tăng lãi suất cơ bản lên 12%/năm và 14%/năm,
    đồng thời, chỉ đạo các ngân hàng thương mại tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy
    định không áp dụng lãi suất kinh doanh vượt quá 150% lãi suất cơ bản và không
    được thu phí đối với hoạt động cho vay. Mặc dù lãi suất huy động tăng cao như
    vậy nhưng theo nghiên cứu của một số chuyên gia thì thực sự đồng Việt Nam thu
    hút về ngân hàng lại không được như ý muốn của các nhà quản lý và tình trạng
    thanh khoản vẫn luôn bị những áp lực rất căng thẳng.
    Hậu quả là hoạt động kinh doanh của hầu hết các ngân hàng thương mại bị
    ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí một vài ngân hàng nhỏ bị tê liệt. Việc cho vay
    đối với khách hàng mới được các ngân hàng hết sức cân nhắc, hầu hết các ngân
    hàng chỉ ưu đãi cấp tín dụng theo hạn mức đối với những khách hàng truyền
    thống; trong khi đó lãi suất cho vay cũng bị đẩy lên rất cao, ở mức 18%/năm, rồi
    21%/năm. Kết quả kinh doanh của các ngân hàng giảm sút một cách nghiêm
    trọng, nhiều ngân hàng bị lỗ hàng trăm tỷ và hầu hết các ngân hàng phải điều
    chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận năm 2008 khoảng 30- 40%. Tình hình đó cũng
    gây ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh
    nghiệp. Đánh giá ở góc độ vĩ mô của toàn bộ nền kinh tế thì những diễn biến như
    trên đã gây ảnh hưởng tiêu cực lớn đến mục tiêu giảm lạm phát, tăng trưởng kinh
    tế và ổn định đời sống xã hội.
    Trước những biến động phức tạp của thị trường trong năm 2009, việc
    nâng cao hiệu quả năng lực quản trị rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng

    thương mại nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững là nhiệm vụ hết sức cấp thiết
    đối với tất cả các ngân hàng thương mại. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “PHÂN
    TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI
    VIBANK-CẦN THƠ” là một sự cần thiết.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1. Mục tiêu chung
    Mục tiêu của đề tài là phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh
    khoản tại Ngân hàng Quốc Tế - chi nhánh Cần Thơ, đề ra giải pháp để nâng cao
    chất lượng của công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
    - Phân tích tình hình nguồn vốn và tài sản tại VIBank Cần Thơ trong
    khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2008.
    - Phân tích tình hình cung - cầu thanh khoản, đánh giá rủi ro thanh khoản
    của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu như: chỉ số trạng thái tiền tiền mặt, tỷ trọng
    tín dụng trên tổng tài sản, cấu trúc tiền gửi, chỉ số chứng khoán có tính thanh
    khoản.
    - Đề ra giải pháp nhằm tăng cường tính thanh khoản và hạn chế những rủi
    ro về thanh khoản tại VIBank Cần Thơ.
    1.3. Phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Không gian
    Đề tài được thực hiện tại VIBank - chi nhánh Cần Thơ, số 19-21 Trần
    Văn Khéo, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.
    1.3.2 Thời gian
    Số liệu phân tích của đề tài này được chọn trong khoảng thời gian từ năm
    2006 đến năm 2008.
    1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
    Luận văn sẽ tập trung và đi sâu vào phân tích tình hình thanh khoản và các
    rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong 3 năm 2006, 2007, 2008; đồng thời đánh
    giá và đề ra biện pháp phòng tránh rủi ro thanh khoản trong những năm tới
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...