Luận Văn Phân tích tình hình tài chính với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Dược phẩm T

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích tình hình tài chính với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2
    LỜI MỞ ĐẦU

    Năm 2006 là một năm đánh dấu nhiều mốc lịch sử trọng đại của nước ta, trong đó đặc biệt Việt Nam ra nhập WTO (tổ chức thương mại thế giới). Mở ra cho đất nước Việt Nam, một bước ngoặt mới, một thời đại mới, cơ hội mới ở đó nền kinh tế được cạnh tranh bình đẳng minh bạch không phân biệt đối xử, chính vì vậy mà sự cạnh tranh cũng trở nên khốc liệt hơn. Trong vòng xoáy của cơ chế thị truờng muốn tồn tại, phát triển kinh doanh cho có lợi nhuận các Doanh nghiệp Việt Nam không chỉ nắm bắt thời vận thông tin trên thị trường mà còn phải nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng, và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố này đến tình hình hoạt động SXKD tìm điểm mạnh điểm yếu mà phát huy hay khắc phục. Trong đó nguồn vốn là nhân tố vô cùng quan trọng, là cơ sở vật chất không thể thiếu với bất kỳ một doanh nghiệp đang hoạt động,bởi có vốn đã khó và sử dụng vốn như thế nào còn khó hơn. Để đáp ứng nhu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao thì việc làm thế nào để có các thông tin tài chính chính xác kịp thời đầy đủ, sử dụng vốn có hiệu quả càng được quan tâm ở trình độ cao hơn hoàn thiện hơn. Biết đuợc thông tin chính xác rồi các nhà đầu tư hay đối tác biết nên đầu tư ở mức nào? tỷ lệ bao nhiêu?. Các nhà lãnh đạo xác định đúng hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp mình .
    Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Công ty đã chuyển hoá dần từ hình thức Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2 lên hình thức Công ty cổ phần Dược Trung ương 2. Công ty đã đang và sẽ đạt được những thành quả tiên tiến trong quá trình phát triển của mình. Qua tìm hiểu thực tế công ty, nhận thức được tầm quan trọng đó, em xin chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2” làm chuyên đề thực tập cuối khoá của mình.
    Kết cấu chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung gồm 3 chương như sau:
    Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2.
    Chương 2: Thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính vớI việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạI Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2.


    CHƯƠNG I
    TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM
    TRUNG ƯƠNG 2

    1.1. Đăc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương 2.
    11.1. Quá trình hình thành và phát triển
    1.1.1.1 Quá trình hình thành.
    Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương 2 thành lập năm 1947 tại Việt Bắc tiền thân là một xưởng dược quân đội. Khi mới thành lập, quy mô của xưởng còn nhỏ và nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất bào chế thuốc, dươc phẩm phục vụ cho chiến trường vì thời kỳ nay thuốc tân dược từ nước ngoài tuy có chất lượng nhưng lại khan hiếm. Từ đó công ty trải qua quá trình phát triển thành Xí nghiệp Dược phẩm 2 rồi thành Xí nghiệp Dược phẩm trung ương 2 và ngày nay là Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2, là một Doanh nghiệp nhà nước với 51 phần vốn nhà nước, thực hiện cổ phần theo NĐ 6465 của nhà nước thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam trực thuộc Bộ y tế.
    Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương 2 có tên giao dịch quốc tế là DOPHARMA.
    Trụ sở chính của công ty đặt tại số 9- Trần Thánh Tông- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội.
    Fax: 0084. 4. 8- 2- 1- 1- 8- 1- 5
    Theo giấy phép: Ngày 03/ 03/ 2005
    Giấy phép kinh doanh số: 0103006888
    Công ty mở 2 tài khoản tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng công thươg Việt Nam.
    Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 nằm ở phía đông của thủ đô Hà Nội với, với diện tích 12.000 m2 để xây dựng nơi làm việc các phòng ban và các phân xưởng sản xuất. với một vị trí giao dịch đẹp và cơ sở sản xuất kinh doanh tương đối lớn. công ty được thành lập lâu năm và được cấp giấy phép kinh doanh số 01030006888 ngày 3/ 3/ 2005 có số vốn điều lệ là 25 tỷ đồng. Số vốn điều lệ được chia thành 250000 cổ phần mệnh giá 100000 đ/ cổ phần. Là một công ty cổ phần dưới hình thức cổ phần chi phối với 51% vốn nhà nước và hoạt động theo Luật doanh nghiệp 12/ 06/ 1999.
    1.1.1.2 Quá trình phát triển.
    Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh; xuất nhập khẩu dược phẩm; tư vấn dịch vụ koa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và đào tạo trong lĩnh vựcdược phẩm.
    Nam 1954 đơn vị chuyển về Hà Nội tiếp tục được Đảng và nhà nước đầu tư lấy tên là xí nghiệp Dựoc phẩm 6/ 1 ( mùng sáu tháng một).
    Năm 1960, Xí nghiệp Dược phẩm 6/ 1được chuyển sang Bộ y tế quản lý và đổi tên thành Dựơc phẩm số 2.
    Từ khi mới thành lập xí nhgiệp đã đặt được những thành tích to lớn trong hoạt động, trong những năm đầu xây dựng đất nước. Ngày 29/ 9/ 1985 Xí nghiệp đã được nhà nước phong tặng danh hiệu “Đơn vị anh hùng” .
    Ngày 7 tháng 5năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 338/ QĐ- HĐBT công nhận Xí nghiệp Dược phẩm số 2 là doanh nghiệp Nhà nước và được phép hạch toán độc lập, được đổi tên thành Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2.
    Trong những năm đầu xây dựng đất nước, Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2 chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ, máy móc thiết bị thô sơ, số lượng công nhân chỉ vài chục người. Tình hình kinh tế đất nước lúc bấy giờ rất nghèo nàn thì Xí nghiệp càng gặp những khó khăn hơn, có những lúc tưởng chừng Xí nghiệp đã không thể vượt qua nổi trong những năm hoạt động với tư cách là một đơn vị hạch toán độc lập. Để tháo gỡ những khó khăn, Xí nghiệp khắc phục bằng các biện pháp:
    + Chủ động tìm và khai thác nguồn vật tư, nguyên liệu.
    + Nghiêm cứu chế thử các sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã kinh doanh cho phù hợp với thị hiếu và từng bước hạ giá thành sản phẩm.
    + Mở rộng thị trường trong nước và tìm kiếm cơ hội ở thị trường nước ngoài.
    + Giảm bớt số lượng nhân công dư thừa, đồng thời đào tạo số lao động hiện có để đáp ứng khả năng chuyên môn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
    + Tập trung cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ sản xuất nhằm hạn chế bớt thời gian giãn đoạn sản xuất.
    + Tận dụng triệt để những năng lực của máy móc thiết bị hiện có, đầu tư thêm một số thiết bị mới tại các khâu then chốt nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
    + Soạn thảo được nhiều văn bản quy định nội quy, quy chế chung cho toàn bộ Xí nghiệp, và nội quy đối với từng phân xưởng sản xuất thể hiện tính kỷ luật cao trong làm việc.
     
Đang tải...