Luận Văn Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn đứng vững
    thì cần phải nhanh chóng đổi mới, đổi mới về quản lý tài chính là một trong những
    vẫn đề hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi
    lẽ, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải
    nhanh chóng nắm bắt nhu cầu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm
    kiếm huy động vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng hợp lý, đạt hiệu quả cao.
    Muốn vậy, doanh nghiệp cần nắm bắt các nhân tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng
    và xu hướng tác động cảu các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
    Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích tài chính của doanh nghiệp.
    Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý thấy rõ
    thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra mặt mạnh, mặt yếu của doanh
    nghiệp mình nhằm làm căn cứ để hoạch định các phương án hành động, các chiến
    lược, chiến thuật phù hợp cho tương lai .Từ đó họ có thể ra những quyết định đúng
    đắn cho việc đầu tư và các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp nhằm tạo điều
    kiện nâng cao tình hình tài chính của doanh ngiệp.
    Nhận thức được tầm quan trọng của tài chính và phân tích tài chính trong
    doanh nghiệp, qua thời gian thực tập tại Chi nhánh Công ty giao nhận kho vân
    ngoại thương Hải Phòng, em đã lựa chọn đề tài: Phân tích tình hình tài chính và
    các biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty Cổ phần giao nhận kho vận
    ngoại thương Hải Phòng.
    Đề tài nghiên cứu bao gồm 4 phần:
    Phần 1: Cơ sở lý luận chung về tài chính và phân tích tài chính doanh ngiệp
    Phần 2: Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của công ty
    Cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng.
    Phần 3: Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty Cổ phần giao
    nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng.
    Phần 4: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần
    giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng.
    Tuy nhiên, thời gian thực tế không nhiều, kinh nghiệm và khả năng còn hạn
    chế nên bài viết này không tránh khỏi những sai sót, vì vậy em mong nhận được sự
    góp ý, chỉ bảo tận tình của quý thầy cô và quý công ty để bài báo cáo này được
    hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn!


    PHẦN I.
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH
    VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
    I/ Tổng quan về tài chính doanh nghiệp
    1/ Bản chất tài chính doanh nghiệp
    Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức
    giá trị gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn
    trong quá trình kinh doanh. Là một khâu của hệ thống tài chính tài chính trong nền
    kinh tế, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn kiền với sự ra đời của nền kinh tế
    hàng hoá tiền tệ.
    Để tiến hành hoạt động kinh doanh, bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần
    phải có một lượng vốn tiền tệ tối thiểu nhất định. Quá trình hoạt động kinh doanh
    từ góc độ tài chính, cũng chính là quá trình phân phối để tạo lập sử dụng các vốn
    tiền tệ của doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu của nguồn tài chính, và tạo
    ra các luồng chuyển dịch giá trị mà biểu hiện của nó là luồng tiền tệ đi vào hoặc đi
    ra khỏi chu kì kinh doanh của doanh nghiệp
    Nội dung của những quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp
    bao gồm:
    o Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước:
    Quan hệ này biểu hiện trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và
    thu nhập quốc dân giữa ngân sách nhà nước với các doanh nghiệp thông qua các
    hình thức:
    Doanh nghiệp nộp các loại thuế vào ngân sách theo luật định. Nhà nước cấp
    vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp (Doanh nghiệp nhà nước) hoặc tham gia với
    tư cách người góp vốn ( trong các doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp)
    o Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và thị trường:
    Kinh tế thị trường có đặc trưng cơ bản là các mối quan hệ đều được thực
    hiện thông qua hệ thống thị trường. Thị trường hàng hoá tiêu dùng, thị trường hàng
    hoá tư liệu sản xuất, thị trường tài chính và do đó, với tư cách là người kinh
    doanh, hoạt động của doanh nghiệp không thể tách rời hoạt động của thị trường,
    các doanh nghiệp vừa là người mua các yếu tố của hoạt động kinh doanh vừa là
    người tham gia hoạt động và mua bán các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, đồng
    thời vừa là người tham gia huy động và mua bán các nguồn tài chính nhàn rỗi của
    xã hội.
    Trên thị trường tiền tệ đề cập việc doanh nghiệp quan hệ với ngân hàng, vay
    các khoản ngắn hạn và trả lãi và gốc khi đến hạn.
    Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp huy động các nguồn vốn dài hạn
    bằng cách phát hành các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) cũng như việc trả
    các khoản lãi, hoặc doanh nghiệp gửi các khoản vốn nhàn rỗi vào ngân hàng, hay
    mua chứng khoán của các doanh nghiệp khác.
    o Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp:
    Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các phòng ban, phân xưởng, tổ đội
    sản xuất trong việc tạm ứng, thanh toán.
    Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và cán bộ công nhân trong quá trình
    phân phối thu nhập cho người lao động dưới hình thức tiền lương, tiền thưởng, tiền
    phạt, lãi cổ phần
    Quan hệ thanh toán, cấp phát và điều hoà vốn giữa các đơn vị trực thuộc
    trong nội bộ doanh nghiệp với tổng công ty.
    o Quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp với các thị trường khác:
    Thể hiện quan hệ của doanh nghiệp với việc huy động các yếu tố đầu vào (như
    thị trường hàng hoá, dịch vụ, lao động ) và các quan hệ để thực hiện tiêu thụ sản
    phẩm ở thị trường đầu ra ( với các nhà đại lý, các cơ quan nhập khẩu, thương mại .)
    2/ Vai trò của tài chính doanh nghiệp
    Tài chính của doanh nghiệp có vai trò sau:
     Vai trò huy động, khai thác nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu kinh
    doanh của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng vốn có của hiệu quả cao nhất. Để có
    đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp phải thanh toán
    nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, bên cạnh đó phải tổ chức huy động và sử dụng
    đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất
    kinh doanh ở doanh nghiệp đây là vấn đề có tính quyết định đến sự sống còn của
    doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh khốc liệt theo cơ chế thị trường.
     
Đang tải...