Báo Cáo Phân tích tình hình tài chính và đề ra biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần M

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Tài chính là một phạm trù của kinh tế hàng hoá, một trong những yếu tố cơ bản để sản xuất và lưu thông hàng hoá. Do đó, bất cứ một doanh nghiệp nào muốn ra đời tồn tại và phát triển thì một trong những vấn đề cơ bản nhất phải quan tâm là tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn tài chính sao cho có hiệu quả nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận trong khuôn khổ pháp luật.
    Phân tích, quản lý và sử dụng nguồn tài chính có tác động rất lớn đến sự tăng hay giảm chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm, lơị nhuận của doanh nghiệp. Trong cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp quốc doanh được Nhà nước cấp phát vốn, bao cấp về giá, sản xuất kinh doanh theo theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Do vậy, các doanh nghiệp hầu như không quan tâm đến hiệu quả sử dụng tài chính. Thực trạng tài chính của nhiều doanh nghiệp thời kỳ đó không những thấp mà còn không bảo toàn được nguồn tài chính. Tình trạng lãi giả lỗ thật xẩy ra phổ biến trong các doanh nghiệp Nhà nước.
    Thực hiện đường lối do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, đã từng bước vững chắc chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước với nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại. Các doanh nghiệp giờ đây phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt không còn được bao cấp như trước nữa. Vì vậy, doanh nghiệp nào làm ăn có hiệu quả sẽ đứng vững trong nền kinh tế mới, ngược lại doanh nghiệp nào làm ăn kém hiệu quả tất yếu sẽ bị giải thể, phá sản.
    Nghị quyết Đại hội lần thứ VI Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1988 chỉ rõ: “Xí nghiệp quốc doanh không còn được bao cấp về vốn và giá phải chủ động kinh doanh với quyền tự chủ đầy đủ, đảm bảo tự bù đắp chi phí đầy đủ và có lãi”. Theo tinh thần đó, các doanh nghiệp phải luôn chủ động bám thị trường điều hành sản xuất kinh doanh và tự chủ về nguồn tài chính. Nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, nhưng cũng tạo áp lực cho các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong kinh tế thị trường phải đặt vấn đề quản lý và sử dụng nguồn tài chính sao cho có hiệu quả nhất lên hàng đầu. Đây là vấn đề bức xúc khiến các nhà quản trị phải suy nghĩ, đồng thời cũng thu hút sự chú ý của các nhà kinh tế trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
    Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần May Nam Định, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo hướng dẫn cùng phòng kế toán Công ty, em đã từng bước làm quen với thực tiễn vận dụng lý luận vào thực tế, xuất phát từ nhận thức của bản thân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc quản lý và sử dụng nguồn tài chính kinh doanh, em đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài :
    “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ ĐỀ RA BIỆN PHÁP CẢI THIỆN
    TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NAM ĐỊNH”
    Nội dung chính của đồ án được chia làm 3 phần :
    Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
    Chương II: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP May Nam Định.
    Chương III: Thiết kế biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...