Luận Văn Phân tích tình hình tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của các công ty TNHH

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Phân tích tình hình tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của các công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nhà nước tại tỉnh Khánh Hòa


    Mục Lục
    Mục Lục 1
    LỜI MỞ ĐẦU . 3
    CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA 5
    PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP . 5
    I. Bản chất và hoạt động của công ty nhà nước 5
    1. Khái niệm công ty nhà nước . 5
    2. Khái niệm công ty TNHH 1 thành viên . 7
    3. Đặc thù về ngành nghề và lĩnh vực hoạt động . 8
    II Sự cần thiết trong việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp đối với
    nhà nước . 9
    1. Khái niệm và mục đích phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp . 9
    2. Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp 10
    III. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp 11
    1. Các tài liệu và phương pháp phân tích 11
    2. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 13
    CHƯƠNG II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY . 25
    I. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ SỞ TÀI CHÍNH KHÁNH HOÀ . 25
    1. Vài nét về Khánh Hoà . 25
    2. Vị trí và chức năng của sở tài chính Khánh Hoà . 26
    3. Nhiệm vụ và quyền hạn của sở tài chính Khánh Hoà 27
    4. Bộ máy tổ chức của sở tài chính Khánh Hoà 32
    5. Các công ty TNHH 1 thành viên dưới sự quản lý của sở tài chính
    Khánh Hoà . 33
    2
    II. Phân tích tình hình tài chính của các công ty qua các tỷ số tài chính . 34
    1. Phân tích khả năng thanh toán 34
    2. Phân tích tình hình hoạt động 48
    3. Phân tích cơ cấu tài chính . 60
    4. Phân tích hiệu quả hoạt động . 68
    CHƯƠNG III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
    VỐN CÁC CÔNG TY NHÀ NƯỚC TỈNH KHÁNH HOÀ . 79
    I. Về khả năng thanh toán . 79
    II. Tình hình hoạt động . 80
    III. Về cơ cấu tài chính 80
    IV. Về tình hình hiệu quả hoạt động 80
    V. Các biện pháp đưa ra . 81
    1. Biện pháp giảm chi phí , hạ giá thành sản xuất 81
    2. Biện pháp mở rộng thị trường . 82
    Phụ lục 1 : Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp 84
    Phụ lục 2 : Bảng phân tích tình hình hoạt động 85
    Phụ lục 3 : Bảng phân tích cơ cấu tài chính 86
    Phụ lục 4 : Bảng phân tích hiệu quả hoạt động 87
    KẾT LUẬN . 89
    3
    Phân tích tình hình tài chính và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của các
    công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn Nhà Nước (UBND tỉnh Khánh Hoà làm chủ
    sở hữu)
    LỜI MỞ ĐẦU
    Công ty nhà nước là một mô hình kinh tế lâu đời của Việt Nam, có vai trò
    quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Nhưng trong bối cảnh đất
    nước đang trên đà hội nhập hiện nay, với nhiều thành phần kinh tế, với đa loại hình
    công ty thì việc cạnh tranh, đứng vững và phát triển của công ty nhà nước là một
    vấn đề mang một dấu hỏi lớn.
    Trong đó công ty nhà nước (hiện nay mới chuyển đổi sang công ty TNHH 1
    thành viên) đã đóng góp vào thu nhập cho quốc gia đồng thời còn thực hiện các
    chức năng khác như an sinh xã hội, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ biên giới, an ninh
    quốc phòng Cũng bởi những trách nhiệm như vậy nên một số công ty hoạt động
    công ích thành lập lên với nhiệm vụ cho cộng đồng là chính thì trong đề tài em xin
    giới hạn trong giải pháp nâng cao khả năng tài chính đối với các công ty này.
    Báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tình hình tài chính
    doanh nghiệp vì nó phản ánh tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn các chỉ
    tiêu tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
    nghiệp. Việc phân tích tình hình tài chính thường xuyên giúp cho các doanh nghiệp
    và các cấp quản lý nắm rõ tình hình hoạt động tài chính của công ty, nhằm đưa ra
    các quyết định quản lý chính xác và đánh giá được doanh nghiệp toàn diện.
    Nhằm mục đích vận dụng kiến thức đã học ở giảng đường vào thực tiễn và
    qua đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị để nâng cao khả năng tài chính của các công
    ty nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, nên em đã chọn đề tài “Phân tích tình
    hình tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của các công ty
    TNHH 1 thành viên 100% vốn nhà nước tại tỉnh Khánh Hòa”.
    4
    Chuyên đề gồm có 3phần:
    Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phân tích tình hình tài chính doanh
    nghiệp
    Chương II: Phân tích tình hình tài chính của các công ty TNHH 1 thành viên
    100% vốn NN
    Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các công
    ty TNHH 1 thành viên 100% vốn NN
    5
    CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
    PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
    I. Bản chất và hoạt động của công ty nhà nước
    1. Khái niệm công ty nhà nước
    1.1 Khái niệm công ty nhà nước
    Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà Nước sở hữu trên 50% vốn điều
    lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh
    Nghiệp. Công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước độc lập,
    tổng công ty nhà nước.
    Công ty nhà nước được thành lập chủ yếu ở những ngành, lĩnh vực cung cấp
    sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội, ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát
    triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi đầu tư lớn,
    ngành lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao, hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
    đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế - xã hội đặc biệt khó khan mà các
    thành phần kinh tế khác không đầu tư.
    Người có thẩm quyền ra quyết định thành lập mới công ty nhà nước là Bộ
    trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ, Chủ
    tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Riêng đối với việc
    quyết định thành lập mới công ty nhà nước đặc biệt quan trọng, chi phối những
    ngành, lĩnh vực then chốt, làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp
    lớn cho ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền của tổ chức chính phủ.
    1.2 Các loại hình công ty nhà nước
    Luật doanh nghiệp 2005 được Quốc hội khoá thông qua ngày 29/11/2005 và
    có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006 được xây dựng trên cơ sở hợp nhất 2 luật:
    Luật doanh nghiệp 2000 và luật doanh nghiệp nhà nước 2003. Luật doanh nghiệp
    2005 ra đời là tạo ra một mặt bằng pháp lý thống nhất, một sân chơi chung cho tất
    cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nó tạo ra sự công bằng
    6
    cho các doanh nghiệp, đồng thời buộc các doanh nghiệp nhà nước phải cố gắng hết
    sức để có thể cạnh tranh với thị trường, với các doanh nghiệp khác.
    Theo điều 166 khoản 1 luật doanh nghiệp nhà nước 2005 thì theo lộ trình
    chuyển đổi các công ty nhà nước có thời hạn 4 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
    Như vậy kể từ ngày 01/07/2006 Luật này có hiệu lực, tức là ngày 30/06/2010 là
    hạn cuối cùng để các DNNN bao gồm: các tổng công ty và công ty nhà nước độc
    lập phải chuyển đổi thành công ty cổ phần (CTCP) hoặc công ty trách nhiệm hữu
    hạn (TNHH).
    Như vậy hiện nay hiện này các doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới các hình
    thức pháp lý sau:
     Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
    (là công ty TNHH do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ)
     Công ty TNHH hai thành viên trở lên do Nhà nước làm chủ sở hữu (là
    công ty TNHH trong đó tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước , do
    nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ)
     CTCP nhà nước (là công ty CP mà toàn bộ cổ đông đều là cổ đông nhà nước,
    do nhà nước làm chủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ)
     CTCP hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên mà cổ phần hoặc vốn góp
    của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ.
    Riêng với các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ cho quốc phòng an ninh hoặc
    kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh được tổ chức quản lý và hoạt động theo quy
    định của luật doanh nghiệp 2005 và các quy định riêng của chính phủ (điều 167
    LDN 2005)
    7
    2. Khái niệm công ty TNHH 1 thành viên
    2.1 Khái niệm công ty TNHH 1 thành viên
    Trích điều 63 LDN 2005 “Công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp do
    một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi tắt là chủ sở hữu công
    ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
    của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty”.
    2.2 Khái niệm công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nhà nước.
    Cũng theo điều 63 LDN 2005 thì công ty TNHH 1 thành viên cũng có khái
    niệm tương tự nhưng tổ chức, cá nhân làm chủ sở hữu ở đây là nhà nước hay đại
    diện của nhà nước.
    Đối với các công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nhà nước hoạt động và
    chịu sự giám sát của nhà nước được quy định ở quyết định 224/2006/QĐ-TTg. Theo
    đó:
     Chủ sở hữu thực hiện giám sát thường xuyên, có hệ thống các hoạt động và
    quản lý tài chính của doanh nghiệp để nắm bắt kịp thời, đầy đủ những thuận
    lợi, khó khăn, những tồn tại của doanh nghiệp và có giải pháp khắc phục,
    nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sử dựng vốn của doanh nghiệp
    (Theo điều 6 khoản 2 QĐ 224/2006/QĐ-TTg)
     Các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện giám sát doanh nghiệp nhằm phát
    hiện và xử lý kịp thời những vướng mắc và sai phạm trong việc chấp hành
    các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại doanh nghiệp; đồng
    thời sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa
    đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật của Nhà nước (theo điều 7 khoản 2
    QĐ 224/2006)
     Doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành và chịu sự giám sát của chủ sở hữu và
    các cơ quan quản lý nhà nước giải trình quá trình hoạt động, công tác quản lý
    8
    tài chính và chấp hành chính sách, .cung cấp trung thực, đầy đủ và kịp thời
    trong quá trình giám sát. Nhưng doanh nghiệp cũng được phép đề nghị giám
    sát theo đúng quy chế giám sát đối với doanh nghiệp và có quyền từ chối các
    cuộc kiểm tra không đúng quy định của pháp luật.
    3. Đặc thù về ngành nghề và lĩnh vực hoạt động
    Lĩnh vực hoạt động của các công ty là những lĩnh vực có tầm quan trọng đối
    với quốc gia. Những lĩnh vực này mang những ý nghĩa và mục đích có tầm quốc gia
    hơn là so với lợi nhuận thông thường.
     Lĩnh vực công cộng: là các hoạt động kinh doanh mà mang lại lợi nhuận rất
    ít hoặc có khi lỗ, điều này khiến các doanh nghiệp tư nhân không có ham
    muốn đầu tư vào hoặc nếu muốn cũng không có đủ nguồn vốn. Nó giúp đảm
    bảo an sinh xã hội cho toàn bộ người dân trên đất nước, điều này sẽ khó có
    thể xảy ra với mục tiêu lợi nhuận.
     Lĩnh vực liên quan đến tài nguyên thiên nhiên: là các hoạt động khai thác tài
    nguyên thiên nhiên mang lại lợi nhuận lớn cho công ty nhưng nếu khai thác
    nhiều sẽ dẫn đến tình trạng kiệt quệ tài nguyên hay là mất đi tài nguyên thiên
    nhiên đó trong tương lai gần. Vì vậy không những các công ty nhà nước khai
    thác mà còn phải bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đó.
     Lĩnh vực liên quan đến quốc phòng: Các lĩnh vực này thường là ở những
    vùng biên giới nơi có nhiều khó khăn các doanh nghiệp không mấy mặn mà,
    bên cạnh đó nó còn liên quan đến quốc phòng. Có sự phối hợp giữa công ty
    và các lực lượng vũ trang biên phòng để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ nên phải
    do nhà nước đứng ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...