Thạc Sĩ Phân tích tình hình tài chính trong việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và năng lực đấu thầu c

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I
    Lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài chính trong việc nâng cao hiệu quả quản
    lý tài chính và năng lực
    đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
    1.1. Vai trò của phân tích tình hình tài chính trong quản lý tài chính tại các
    doanh nghiệp xây dựng
    1.1.1. Đặc điểm kinh doanh xây dựng
    Kinh doanh xây dựng có đặc điểm chính là:
    Điều kiện và tình hình sản xuất trong xây dựng thiếu tính ổn định, luôn biến
    động theo địa bàn và giai đoạn thi công. Cụ thể là trong xây dựng, con người và công cụ
    lao động luôn phải di chuyển từ công trình này đến công trình khác, còn sản phẩm của
    ngành này thì hình thành và đứng yên tại chỗ, một đặc điểm hiếm thấy ở các ngành
    khác. các phương án xây dựng về mặt kỹ thuật và tổ chức sản xuất cũng luôn thay đổi
    theo từng địa điểm và giai đoạn xây dựng . Đặc điểm này gây khó khăn cho việc tổ chức
    sản xuất, làm phát sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất, đòi hỏi các
    tổ chức xây dựng phải chu ý tính cơ động, linh hoạt và gọn nhẹ về mặt trang bị tài sản
    cố định sản xuất, đội ngũ lao động cũng như các yếu tố đầu vào khác.
    Chu kỳ sản xuất (thời gian thi công công trình xây dựng) thường rất dài chịu ảnh
    hưởng rất lớn về khí hậu, thời tiết. Điều này làm cho vốn đầu tư xây dựng công trình và
    vốn sản xuất của doanh nghiệp xây dựng thường bị ứ đọng lâu dài tại công trình đang
    được xây dựng. Các tổ chức xây dựng thường dễ gặp phải rủi ro ngẫu nhiên theo thời
    gian, công trình xây dựng xong dễ bị hao mòn vôhình do tiến bộ của khoa học công
    nghệ.
    Sản xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng cho từng trường hợp cụ thể
    thông qua hình thức ký kết hợp đồng sau khi trúng thầu vì sản phẩm xây dựng rất đa
    dạng có tính cá biệt cao, chi phí lớn. Điều này có nghĩa quá trình mua bán xảy ra trước
    lúc bắt đầu sản xuất .
    Sản xuất xây dựng chịu ảnh hưởng rất lớn của lợi nhuận chênh lệch do điều kiện
    của địa điểm xây dựng đem lại. Cùng một loại xây dựng nhưng nếu nó được đặt ở nơi


    có sản nguồn nguyên liệu, nhân công thì người nhận thầu có nhiều cơ hội giảm bớt chi
    phi sản xuất và thu được lợi nhuận cao hơn.
    Việc tiêu thụ sản phẩm xây dựng được tién hành trực tiếp giữa người mua và
    người bán không qua khâu trung gian.
    Quá trình cung và cầu xây dựng xảy ra tương đối không liên tục như các ngành
    khác. Thị trường xây dựng phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường đầu tư, nhất là lãi suất tín
    dụng để đầu tư và vào mức thu lợi đạt được của đầu tư.
    Trong xây dựng không có giá cả thống nhất cho sản phẩm toàn vẹn. Chính sách
    và chiến lược giá cả của chủ thầu xây dựng thường khó linh hoạt. Từ những đặc điểm
    kinh doanh sản phẩm xây dựng như trên , công tác tổ chức kinh doanh xây dựng cũng
    có những nét riêng biệt so với ngành khác cụ thể là:
    Các giải pháp tổ chức kinh doanh xây dựng có tính cá biệt cao và luôn biến đổi
    linh hoạt. Sau mỗi lần nhận được công trình mới cần phải một lần thay đổi cơ cấu tổ
    chức và quản lý của doanh nghiệp kèm theo các biện pháp điều hành cho phù hợp với
    địa điểm xây dựng mới.
    Các giải pháp tổ chức kinh doanh rất phức tạp và phạm vi ảnh hưởng rộng lớn về
    không gian và thời gian. Bộ máy quản lý xây lắp có thể trải rộng trên lãnh thổ, nhất là
    công trình trải rộng trên các tuyến dài. Thời gian xây dựng một công trình kéo dài qua
    nhiều năm. Việc phối hợp giữa các đơn vị thi công đòi hỏi trình độ quản lý cao.
    Quá trình tổ chức quản lý kinh doanh dễ bị gián đoạn do khoảng cách lớn, do
    thời tiết, do nhận thầu công trình không liên tục, do suy thoái kinh tế. Việc duy trì lực
    lượng lao động trong thời gian không có việc làm là một điều khó khăn.
    Công tác quản lý sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều vào chủ đầu tư, vào khả
    năng thắng thầu và khó chủ động hơn các ngành khác.
    Sự vận động của các quy luật kinh tế thị trường trong xây dựng cơ bản có một số
    đặc điểm khác với các ngành khác nên chiến lược marketing về sản phẩm, về giá, vệ
    tiêu thụ, cạnh tranh , chiến lược thị trường cũng có những đặc điểm riêng biệt.
    1.1.2. Yêu cầu quản lý tài chính trong doanh nghiệp xây dựng


    Vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp sẽ trở nên tích cực hay thụ động ,
    thậm chí có thể là tiêu cực đối với kinh doanh trước hết phụ thuộc vào khả năng, trình
    độ của người quản lý, sau nữa nó phụ thuộc vào môi trường kinh doanh, vào cơ chế
    quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
    Để sử dụng tốt công cụ tài chính, phát huy vai trò tích cực của chúng trong sản
    xuất kinh doanh, cần thiết phải tổ chức quản lý tài chính. Tổ chức quản lý tài chính là
    việc hoạch định chiến lược về sử dụng tài chính và hệ thống các biện pháp để thực hiện
    chiến lược đó nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ
    nhất định. Tổ chức quản lý tài chính doanh nghiệp trong các doanh nghiệp xây lắp phải
    đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
    Thứ nhất: quản lý tài chính trong doanh nghiệp xây dựng phải tôn trọng luật
    pháp. Trong nền kinh tế thị trường mục tiên chung của mọi doanh nghidn’deeuf hưóng
    tới lợi nhuận tối đa. Một mặt, đây là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy cạnh tranh tăng
    trưởng kinh tế . Mặt khác, để đạt được lợi nhuận tối đa, các doanh nghiệp có thể bất
    chấp tất cả thậm chí điều đó có thể phương hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích của doanh
    nghiệp khác. Từ đó dẫn đến sự hỗn loạn trật tự xã hội và đó cũng chính là dấu hiệu của
    suy thoái kinh tế. Vì vậy song song với “bàn tay vô hình ” của nền kinh tế thị trường dứt
    khoát phải có một “bàn tay hữu hình” của Nhà nước diều chính nền kinh tế. Một nền
    kinh tế hoàn hảo cần thiết phải tồn tại cả hai cơ chế: thị trường và sự quản lý của Nhà
    nước , cũng ví như tiêng vỗ tay thì không thể thiếu một bàn tay.
    Thứ hai: quản lý tài chính trong doanh nghiệp xây lắp cần tôn trọng nguyên tắc
    hạch toán kinh doanh. Hạch toán kinh doanh là nguyên tắc quan trọng nhất, quyết định
    sự sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Hạch toán kinh doanh chỉ có
    thể phát huy được tác dụng trong môi trường đích thực của nó là nền sản xuất hàng hoá
    mà dỉnh cao là kinh tế thị trường. Sở dĩ như vậy là vì yêu cầu tối cao của nguyên tắc này
    (lấy thu bù chi) đã hoàn toàn trùng hợp với mục tiêu của các doanh nghiệp là kinh
    doanh để đạt được lợi nhuận tối đa. Do có sự thống nhất đó nên trong nền kinh tế thị
    trường hạch toán kinh doanh không chỉ có điều kiện để thực hiẹn mà còn là yêu cầu bắt
    buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nếu như không muốn mình bị phá sản. Để thực
    hiện dược yêu cầu lấy thu bù chi và có lãi của nguyên tắc này, việc quản lý tài chính của
    doanh nghiệp phải hướng vào hàng loạt các biện pháp như chủ động tận dụng, khai thác


    các nguồn vốn , bảo toàn và phát huy có hiệu quả đồng vốn, việc đầu tư vốn phải bám
    sát nhu cầu thị trường . tất cả những biện pháp đó đều nhằm thực hiện một mục đích
    xuyên suốt quá trình kinh doanh là kinh doanh phải có hiệu quả .
    Thứ ba: quản lý tài chính doanh nghiệp xây dựng phải đảm bảo thu hút các
    nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của doanh nghiệp . Để thực
    hiện mọi quá trình sản xuất kinh doanh, trước hết các doanh nghiệp phải có một yếu tố
    tiền đề đó là vốn điều kiện. ở nước ta, chuyển sang nền kinh tế thị trường đa thành phần,
    các doanh nghiệp Nhà nước chỉ còn là một bộ phận cùng song song cùng tồn tại trong
    cạnh tranh . Việc thu hút vốn cho đầu tư phát triển những ngành nghề mới nhằm thu lợi
    nhuận cao trở thành động lực và đòi hỏi bức bách đối với doanh nghiệp. Trong nền
    kinh tế thị trường khi đã có nhu cầu vốn tất yếu nảy sinh cung ứng vốn. Thị trường vốn
    tất yếu được hình thành và quy luật cung cầu về vốn sẽ có môi trường để hoạt động.
    Trong điều kiện đó các doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện và khả năng để chủ động khai
    thác, thu hút các nguồn vốn trên thị trường nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh
    và phát triển của mình. Vấn đề ở đây là người quản lý phải xác nhận chính xác nhu cầu
    vốn, cấn nhắc, lựa chọn các phương án đầu tư sao cho có hiệu quả cao, lựa chọn các
    hình thức thu hút thích hợp, sử ụng các đòn bẩy kinh tế như lãi suất vay, lợi tức cổ
    phần .để đủ sức huy động vốn kinh hoạt, sử dụng các nguồn vốn và cân dối khả năng
    thanh toán .
    Thứ tư: quản lý tài chính trong xây dựng phải giữ vững nguyên tắc tiết kiệm và
    hiệu quả. Cũng như đảm bảo vốn, việc tổ chức và sử dụng vốn một cách tiết kiệm và
    hiệu quả được coi là điều kiện tồn tại và phát triên của doanh nghiệp. Trong điều kiện
    của nền kinh tế thị trường, yêu cầu của các quy luật kinh tế đã đặt ra trước mối doanh
    nghiệp những chuẩn mực hết sức khăt khe: sản xuất theo giá thị trường, bán nhữg sản
    phẩm (bao gồm hàng hoá và dịch vụ) mà thị trường cần và chấp nhận được, chứ không
    thể bán cái mà doanh nghiệp không có. Để đáp ứng được điều đó, người quản lý một
    mặt phải bảo toàn được số vốn bảo ra mặt khác phải sử dụng các biện pháp nhằm tăng
    nhanh vòng quay của vốn, nâng cao khả năng sinh lời của vốn. Để thực hiện yêu cầu
    này, cán bộ quản lý tài chính doanh nghiệp phải sử dụng cả hai chức năng phân phối và
    chức năng giám đốc của tài chính.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...