Luận Văn Phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh nhằm nâng

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông
    Phần I :
    Lý luận chung về bảng cân đối kế toán , báo cáo kết quả kinh doanh và phõn tớch tỡnh hỡnh tài chớnh doanh nghiệp .
    1. Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh
    1.1. Khỏi niệm
    Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống báo cáo tài chính . Do vậy, để hiểu được rừ về hai bỏo cỏo này ta cần tỡm hiểu thế nào là bỏo cỏo tài chớnh.
    Bỏo cỏo tài chớnh của là hệ thống bỏo cỏo tổng hợp cung cấp cỏc thụng tin về tỡnh hỡnh tài chớnh, cơ cấu tài sản, công nợ, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
    Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh là những báo cáo tài chính cung cấp phần lớn thông tin hữu ích trong hệ thống báo cáo và được hiểu là:
    Bảng cân đối kế toán (BCĐKT): là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hỡnh thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo).
    Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQKD): là bỏo cỏo tài chớnh tổng hợp, phản ỏnh tổng quỏt tỡnh hỡnh và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toỏn của doanh nghiệp .
    1.2. Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh
    Do BCĐKT và BCKQKD là một bộ phận của hệ thống báo cáo tài chính nên mục đích, ý nghĩa và yờu cầu của hai bỏo cỏo này phải nằm trong khuụn khổ mục đích, ý nghĩa và yờu cầu của bỏo cỏo tài chớnh núi chung. Doanh nghiệp phải lập và trỡnh bày BCTC với cỏc mục đích sau:
    -Tổng hợp và trỡnh bày một cỏch tổng quỏt và toàn diện tỡnh hỡnh biến động về tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu, tỡnh hỡnh kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán .
    -Cung cấp những chỉ tiờu kinh tế - tài chớnh cần thiết giỳp cho việc kiểm tra một cỏch toàn diện và cú hệ thống tỡnh hỡnh sản xuất kinh doanh, tỡnh hỡnh thực hiện cỏc chỉ tiờu kinh tế - tài chớnh chủ yếu của doanh nghiệp .
    -Cung cấp những thụng tin, số liệu kiểm tra, giỏm sỏt tỡnh hỡnh hạch toỏn kinh doanh, tỡnh hỡnh chấp hành cỏc chớnh sách chế độ kinh tế - tài chính của doanh nghiệp .
    -Cung cấp số liệu cần thiết để tiến hành phân tích hoạt động kinh tế - tài chính doanh nghiệp để nhận biết tỡnh hỡnh kinh doanh, tỡnh hỡnh kinh tế - tài chớnh nhằm đánh giá quá trỡnh hoạt động kinh doanh, xác định kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tỡnh hỡnh và hiệu quả sử dụng vốn.
    -Dựa vào các báo cáo tài chính có thể phát hiện những khả năng tiềm tàng về kinh tế, dự đoán tỡnh hỡnh hoạt động kinh doanh cũng như xu hướng vận động của doanh nghiệp để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn và có hiệu quả.
    -Cung cấp tài liệu , số liệu để tham khảo phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất - kinh doanh, kế hoạch đầu tư mở rộng hay thu hẹp phạm vi kinh doanh.
    -Đối với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu phục vụ việc đánh giá, phân tích tỡnh hỡnh và kết quả hoạt động kinh doanh, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đó qua, làm cơ sở để đưa ra các quyết định kinh tế hợp lý.
    BCĐKT và BCKQKD có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp và trong hệ thống bỏo cỏo tài chớnh, vỡ đây là căn cứ quan trọng giúp cho những người quan tâm đến tỡnh hỡnh tài chớnh của doanh nghiệp đưa ra các quyết định tối ưu nhất phục vụ cho mục đích của mỡnh. Trong điều kiện Bộ Tài Chính quy định Thuyết minh báo cáo tài chính không là báo cáo tài chính bắt buộc, và do tính phức tạp khi lập báo cáo này nên hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta đều bỏ qua Thuyết minh báo cáo tài chính , vỡ vậy BCĐKT và BCKQKD càng thể hiện vai trũ quan trọng trong hệ thống bỏo cỏo tài chớnh của doanh nghiệp .
    BCĐKT và BCKQKD có ý nghĩa trong quản lý kinh doanh khi nó đảm bảo đầy đủ các yờu cầu sau:
    Thứ nhất là tớnh dễ hiểu: Cỏc thụng tin do BCTC cung cấp phải dễ hiểu đối với người sử dụng để họ có thể lấy đó làm căn cứ đưa ra các quyết định của mỡnh.
    Thứ hai là độ tin cậy: Các thông tin được coi là đáng tin cậy khi chúng đảm bảo tính trung thực, tính khách quan và tính đầy đủ. Tính đầy đủ có nghĩa là các thông tin phải được trỡnh bày một cỏch trung thực về những giao dịch và sự kiện phỏt sinh. Thụng tin trỡnh bày trờn BCTC phải khỏch quan, khụng được xuyên tạc hoặc bóp méo một cách cố ý thực trạng tài chớnh của doanh nghiệp . Cỏc BCTC sẽ khụng được coi là khỏch quan nếu việc lựa chọn hoặc trỡnh bày thụng tin cú ảnh hưởng đến việc ra quyết định hoặc xét đoán và cách lựa chọn trỡnh bày đó nhằm đạt kết quả mà người lập báo cáo đó biết trước. Thông tin BCTC cung cấp phải đảm bảo đầy đủ, không bỏ sót bất cứ khoản mục hay chỉ tiờu nào vỡ một sự bỏ sút dự là nhỏ nhất cũng cú thể gõy ra thụng tin sai lệch dẫn đến những kết luận phân tích nhầm lẫn.
    Thứ ba là tính so sánh được: Các thông tin do BCTC cung cấp phải đảm bảo cho người sử dụng có thể so sánh chúng với các kỳ trước để xác định xu hướng biến động về tỡnh hỡnh tài chớnh của doanh nghiệp . Ngoài ra, người sử dụng cũng có nhu cầu so sánh BCTC của các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực để đánh giá mối tương quan giữa các doanh nghiệp cũng như so sánh thông tin khi có sự thay đổi về cơ chế chính sách tài chính kế toán mà doanh nghiệp áp dụng.
    Thứ tư là tính thích hợp: Để BCTC trở nên có ích cho người sử dụng, các thông tin trỡnh bày trờn BCTC phải thớch hợp với người sử dụng để họ có thể đưa ra các quyết định kinh tế của mỡnh.
    1.3. Kết cấu của BCKQKD và BCĐKT
    BCĐKT được trỡnh bày thành hai phần là "Tài sản" và "Nguồn vốn".
    +Phần tài sản: Các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hỡnh thức tồn tại của tài sản trong quỏ trỡnh hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp .
    Tài sản phõn chia thành cỏc mục sau:
    A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
    B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
    Như vậy các chỉ tiêu trong phần tài sản được sắp xếp theo nguyên tắc tính thanh khoản giảm dần. Cách lập này đối lập với cách lập các chỉ tiêu trong phần "tài sản có" của hệ thống kế toán Pháp. Điều này có nghĩa là hệ thống kế toán Pháp quy định việc sắp xếp các chỉ tiêu tài sản theo tính thanh khoản tăng dần. Hai cách lập này đều hợp lý, vỡ nú đều cho phép người sử dụng báo cáo theo dừi được tỡnh hỡnh tài sản cú theo mức thanh khoản, cũn theo tớnh giảm dần hay tăng dần không quan trọng.
    +Phần nguồn vốn: phản ỏnh nguồn hỡnh thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp .
    Nguồn vốn được chia thành các mục như sau:
    A. Nợ phải trả
    B. Nguồn vốn chủ sở hữu
    Mỗi phần của bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đều được phản ánh theo ba cột : Mó số, số đầu năm, số cuối kỳ (quý, năm)
    BCĐKT được trỡnh bày theo mẫu số B01 - DN
    Theo QĐ 167 của Bộ Tài Chính thỡ trong phần B. Nguồn vốn chủ sở hữu của BCĐKT có sự thay đổi. Tên của mục II chuyển thành " Nguồn kinh phí, quỹ khác " (trước đây là " Nguồn vốn kinh phí "). Chỉ tiêu " Quỹ khen thưởng và phúc lợi ", "Quỹ quản lý của cấp trờn" được chuyển từ mục I xuống mục II. Điều này có ý nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu được phản ánh trong mục I chỉ dùng để phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất - kinh doanh cũn cỏc nguồn vốn trong mục II là nguồn vốn chuyờn dụng, khụng phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.
    BCKQKD được trỡnh bày gồm ba phần chớnh:
    Phần I - lói lỗ
    Theo chuẩn mực kế toỏn ra ngày 1/1/2002 thỡ trong phần I này cú sự thay đổi là: không sử dụng chỉ tiêu "chiết khấu" và "bớt giá" mà thay thế vào đó ta sử dụng chỉ tiêu "chiết khấu thanh toán".
    Phần II- Tỡnh hỡnh thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
    Phần III- Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa.
    1.4. Cỏc nguyờn tắc trỡnh bày thụng tin trờn BCĐKT và BCKQKD
    BCĐKT và BCKQKD vừa phải đáp ứng các nguyên tắc chung trong việc trỡnh bày thụng tin trờn BCTC vừa phải đáp ứng các nguyên tắc riêng áp dụng cho từng loại báo cáo tài chính .
    1.4.1. Cỏc nguyờn tắc chung trong việc trỡnh bày BCTC
    + Nguyên tắc thước đo tiền tệ: Cỏc thụng tin trỡnh bày trờn BCTC phải tuõn thủ cỏc quy định về đơn vị tiền tệ và đơn vị tính một cách thống nhất khi trỡnh bày cỏc chỉ tiờu trong một niờn độ kế toán
    + Nguyên tắc coi trọng bản chất hơn hỡnh thức: Một thông tin được coi là trỡnh bày một cỏch trung thực về những giao dịch và sự kiện khi chỳng phản ánh được bản chất kinh tế của giao dịch và sự kiện đó chứ không đơn thuần là hỡnh thức của giao dịch hay sự kiện.
     
Đang tải...