Luận Văn Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Thái Nguyên

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU . - 1 -
    PHẦN I: - 4 -
    GIỚI THIỆU VỀ NHCSXH TỈNH THÁI NGUYÊN - 4 -
    1.1. Tên và địa chỉ Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Thái Nguyên . - 4 -
    1.2. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên - 4 -
    1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên . - 6 -
    1.4. Đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên. - 9 -
    1.4.1. Đặc điểm của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên - 9 -
    1.4.2. Chức năng của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên . - 10 -
    1.4.3. Nhiệm vụ của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên - 10 -
    1.5. Khái quát chung về công tác kế toán của Chi nhánh - 11 -
    1.5.1. Giới thiệu về tổ chức bộ máy kế toán - 11 -
    1.5.2. Tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ thể lệ về kế toán được qui định, các qui tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận . - 13 -
    1.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên. - 15 -
    1.7. Tình hình lao động tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên . - 16 -
    1.8. Nhiệm vụ mục tiêu - 19 -
    PHẦN II: . - 21 -
    THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI NHCSXH - 21 -
    CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN . - 21 -
    2.1. Thực trạng phân tích tài chính tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Thái Nguyên - 21 -
    2.1.1 Nguồn thông tin phục vụ công tác phân tích . - 21 -
    2.1.2. Quy trình thực hiện phân tích . - 22 -
    2.1.3. Phương pháp thực hiện phân tích - 22 -
    2.1.3.1. Phương pháp so sánh . - 22 -
    2.1.3.2. Phương pháp loại trừ - 23 -
    2.2. Phân tích khái quát cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn - 24 -
    2.2.1.Phân tích quy mô, cơ cấu tài sản . - 25 -
    2.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn . - 28 -
    2.3. Phân tích tình hình nguồn vốn của NHCSXH Chi nhánh
    Thái Nguyên - 32 -
    2.3.1. Phân tích Vốn tự có - 32 -
    2.3.2. Phân tích tình hình vốn huy động của Chi nhánh - 34 -
    2.4. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCSXH Chi nhánh Thái Nguyên - 36 -
    2.4.1. Phân tích về quy mô và sự tăng trưởng của hoạt động tín
    dụng . - 36 -
    2.4.2. Phân tích chất lượng tín dụng - 37 -
    2.4.3. Phân tích dư nợ theo lĩnh vực hoạt động của đối tượng vay. - 39 -
    2.5. Phân tích khả năng thanh toán của Chi nhánh . - 40 -
    2.5.1. Hệ số khả năng chi trả . - 40 -
    2.5.2. Hệ số thanh toán hiện hành . - 40 -
    2.5.3 Hệ số thanh toán nhanh - 41 -
    2.5.4. Hệ số thanh toán tức thời . - 42 -
    2.5.5. Khả năng thanh toán lãi vay . - 42 -
    2.6. Phân tích khả năng sinh lời - 43 -
    2.6.1. Phân tích chi tiết thu nhập . - 43 -
    2.6.2. Phân tích chi tiết chi phí . - 46 -
    2.6.3. Phân tích lợi nhuận trước thuế . - 47 -
    2.7. Một số chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tài chính tại chi nhánh - 49 -
    2.7.1. Chỉ tiêu đánh giá sự biến động của vốn, nguồn vốn . - 49 -
    2.7.2. Chỉ tiêu tỷ lệ giữa các khoản phải thu và phải trả - 51 -
    2.7.3. Chỉ tiêu tài sản cố định trên vốn chủ sở hữu . - 52 -
    2.7.4. Chỉ tiêu đánh giá sự biến động của Vốn tự có - 53 -
    2.7.5. Chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn - 56 -
    2.7.6. Chỉ tiêu đánh giá tình hình tín dụng - 59 -
    2.7.7. Chỉ tiêu phân tích rủi ro . - 61 -
    2.8. Phân tích Lợi nhuận ròng . - 63 -
    2.8.1. Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): - 63 -
    2.8.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) . - 63 -
    2.8.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) - 64 -
    PHẦN III . - 66 -
    NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN . - 66 -
    3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả phân tích tài chính tại NHCSXH Chi nhánh Thái Nguyên . - 66 -
    3.1.1. Định hướng hoạt động của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên - 66 -
    3.1.2. Một số nhận xét về công tác phân tích tài chính tại NHCSXH Chi nhánh Thái Nguyên . - 67 -
    3.1.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phân tích tài chính tại NHCSXH Chi nhánh Thái Nguyên - 71 -
    3.2. Kết luận - 76 -
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . - 79 -


    LỜI MỞ ĐẦU
    Tài chính là một bộ phận quan trọng của doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mối quan hệ mật thiết với tình hình tài chính của đơn vị, chúng tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Tình hình tài chính có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh và ngược lại, các hoạt động sản xuất kinh doanh có thể làm xấu đi hoặc cải thiện vị thế tài chính của một đơn vị. Do đó, tại một đơn vị để có thể quản lý tốt các nguồn lực cũng như hoàn thành các mục tiêu đặt ra thì công tác phân tích tài chính đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Dựa trên việc tính toán, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu tài chính, nhà quản lý có thể biết được những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ đó xác định nguyên nhân và có giải pháp cải thiện tình hình tài chính cùng như hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị trong tương lai.
    Xuất phát từ đó, trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Thái Nguyên, em đã cố gắng đi sâu tìm hiểu thực tiễn hoạt động của Chi nhánh. Em nhận thấy tài chính là một vấn đề mà Chi nhánh cần dành sự quan tâm rất lớn, phân tích tài chính là một việc làm quan trọng để phục vụ cho công tác quản lý có hiệu quả, nó ý nghĩa to lớn đối với mục tiêu phát triển và tồn tại của Chi nhánh. Mặt khác, thông qua phân tích tình hình tài chính của Chi nhánh giúp em tự nâng cao vốn kiến thức về tài chính nói chung, phân tích tài chính Ngân hàng nói riêng. Vì vậy, em lựa chọn chuyên đề “ Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Thái Nguyên” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.
    Thực tập tốt nghiệp là bước khởi đầu của sự vận dụng kiến thức đã học vào thực tế với phương châm “Học đi đôi với hành” và “Lý thuyết gắn liền với thực tế” nhà trường đã tạo cho sinh viên của mình có cơ hội trực tiếp tiếp xúc thực tế từ đó giúp sinh viên áp dụng và nắm vững hơn nhưng kiến thức đã được học.
    Được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thu Nga, các cán bộ nhân viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Thái Nguyên em đã hoàn thành đợt thực tập của mình.
    Báo cáo thực tập gồm 3 phần:
    Phần I: Giới thiệu về Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Thái Nguyên
    Phần II: Thực trạng phân tích tài chính tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Thái Nguyên
    Phần III: Nhận xét và Kết luận
    Trong quá trình thực tập tại Chi nhánh, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Ban giám đốc, các anh chị trong các phòng ban, đặc biệt là phòng Kế toán – Ngân quỹ. Tuy nhiên, do đây là lần đầu đi từ lý thuyết đến thực tế cũng như hạn chế về kiến thức và thời gian nên bản báo cáo của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, Ban giám đốc và các phòng ban để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các phòng ban chuyên môn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Thái Nguyên, cô giáo Nguyễn Thu Nga, cùng các thầy cô Trường ĐH Kinh tế và Quản Trị Kinh Doanh đã giúp em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này!
    Thái Nguyên, ngày 01 tháng 4 năm 2012


    PHẦN I:
    GIỚI THIỆU VỀ NHCSXH TỈNH THÁI NGUYÊN
    1.1. Tên và địa chỉ Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Thái Nguyên.
    - Tên: Ngân hàng Chính sách Xã hội Tỉnh Thái Nguyên.
    - Địa chỉ: Số 03 - Đường Phùng Chí Kiên - Phường Trưng Vương -Tp Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên
    - Điện thoại: 02803.737.379
    - Fax: 02803737379
    - Hình thức sở hữu: Nhà nước sở hữu
    - Giấy phép thành lập và hoạt động: có giá trị 99 năm.
    1.2. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên.
    Ngân hàng Chính sách Xã hội, viết tắt là NHCSXH được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Việc xây dựng Ngân hàng Chính sách Xã hội là điều kiện để mở rộng thêm các đối tượng phục vụ là hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, (chương trình 135). Đây thật sự là tin vui đối với các đối tượng chính sách và họ tiếp tục có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính thức của Nhà nước, nhất là dựa trên tiền đề những thành công 7 năm hoạt động của Ngân hàng Phục vụ người nghèo.
    Trong Quyết định thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội, Thủ tướng Chính phủ xác định: Đây là Ngân hàng hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Một nhiệm vụ quan trọng nhưng cũng đầy khó khăn, cán bộ nhân viên Ngân hàng Chính sách Xã hội đã và đang phát huy tiền đề vững chắc đó, đồng thời thực hiện tốt các chức năng mở một kênh tín dụng mới tiếp tục phục vụ có hiệu quả các đối tượng chính sách trong công cuộc xây dựng đất nước.
    Ngân hàng Chính sách Xã hội là một tổ chức tài chính tín dụng đặc thù, được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đây có thể coi là sản phẩm của quá trình tái cơ cấu theo hướng hiện đại hóa ngành Ngân hàng, nhằm thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành Ngân hàng nói riêng, trước hết là tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại.NHCSXH có bộ máy quản lý điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, có tài sản và hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương.
    1. Ngân hàng Chính sách Xã hội là một pháp nhân.
    2. Tên tiếng Việt: Ngân hàng Chính sách Xã hội.
    Viết tắt là: NHCSXH.
    3. Tên giao dịch quốc tế: Vietnam bank for Social Policies (Viết tắt là: VBSP).
    4. Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội.
    5. Vốn điều lệ là 5.000.000.000.000 đồng (năm nghìn tỷ đồng).
    6. Có con dấu riêng; có tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng trong nước và ngoài nước.
    7. Có bảng cân đối tài chính, các quỹ theo quy định của pháp luật.
    Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên, được tách ra từ Ngân hàng Phục vụ người nghèo thuộc Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Khi Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002 NĐ-CP thì Ngân hàng người nghèo tỉnh được tách ra thành lập Ngân hàng CSXH tỉnh theo Quyết định số 41/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch HĐQT và khai trương đi vào hoạt động từ ngày 17/03/2003.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...