Luận Văn Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1 Sự cần thiết của đề tài

    Trong lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu vươn tới của tất cả các công ty là lợi
    nhuận. Để đạt được điều đó đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh của họ phải có
    hiệu quả. Nó phải được đặt trong mọi khâu, mọi lúc của quá trình kinh doanh.
    Bất kì một hoạt động kinh doanh không hiệu quả nào cũng bị qui luật cạnh tranh
    nhanh chóng đào thải. Do đó trong kinh doanh làm thế nào để đạt được hiệu quả
    nhất trong thời gian ngắn nhất, khắc phục được những mặt xấu và tránh được
    những rủi ro là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị. Đứng trên phương
    diện của các nhà quản trị, phân tích hoạt động kinh tế là vô cùng cần thiết trong
    đó phân tích tình hình tài chính là công cụ hiệu quả nhất. Bởi lẽ nó giải quyết các
    mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh dưới hình thái tiền tệ,
    giúp cho các nhà kinh tế đánh giá được diễn biến và kết quả của quá trình sản
    xuất kinh doanh nhằm đề ra những biện pháp đúng đắn, thúc đẩy hoạt động sản
    xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn.

    Phân tích tình hình tài chính là công cụ hiệu quả nhất, bởi lẽ nó giải quyết
    các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh với hình
    thức tiền tệ, giúp doanh nghiệp đánh giá được mọi diễn biến và kết quả của quá
    trình sản xuất kinh doanh nhằm đề ra những biện pháp đúng đắn thúc đẩy sản
    xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả. Phân tích tình hình tài chính không chỉ quan
    trọng đối với doanh nghiệp mà còn là sự quan tâm đối với các nhà sử dụng các số
    liệu tài chính của doanh nghiệp. Nếu chỉ nhìn chung qua các bảng báo cáo tài
    chính thì rất khó để nhận định, đánh giá, có thể họ chỉ thấy đ ược mặt tốt, mặt xấu
    của từng chỉ tiêu nào đó chứ không thấy được sự tương quan giữa chúng, từ đó
    có thể dẫn đến những nhận định sai lầm. Công việc phân tích tình hình tài chính
    sẽ phản ánh được tình hình sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tạo điều
    kiện cho doanh nghiệp chủ động vốn và thuận lợi hơn trong việc dự trữ cần thiết
    cho việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm cũng như tránh sai sót trong việc
    nhận định đánh giá sai lầm qua bảng báo cáo tài chính. Còn đối với ngân hàng
    khi quyết định cho vay hay không cho vay thì họ không chỉ nhìn vào lợi nhuận
    của doanh nghiệp mà còn quan tâm đến các tỉ số tài chính của Công ty.
    Như vậy, việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể phát huy
    điểm mạnh khắc phục điểm yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
    để mang lại thật nhiều lợi nhuận cho mình và phục vụ cho nhu cầu quản lý tài
    chính trong toàn bộ nền kinh tế quốc gia.
    Vậy muốn tìm ra nguyên nhân để giải quyết đúng đắn thì việc phân tích báo
    cáo tài chính là rất cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và
    từ các số liệu thực tế của Công ty cũng như sự hiểu biết của bản thân em chọn đề
    tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất
    Khẩu Thành Phố Cần Thơ”.


    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.2.1. Mục tiêu chung 2
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
    1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
    1.3.1.Phạm vi thời gian . 3
    1.3.2. Đối tượng nghiên cứu . 3
    1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu . 3
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
    CỨU 5
    2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 5
    2.1.1 Những lí luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp 5
    2.1.2. Nội dung phân tích tài chính trong doanh nghiệp . 9
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
    2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 14
    2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 14
    Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT
    ĐỘNG CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUÁT KHẨU CẦN
    THƠ 16
    3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY . 16
    3.2. MỤC TIÊU, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 17
    3.2.1. Mục tiêu: . 17
    3.2.2. Chức năng 17
    3.2.3. Nhiệm vụ 18
    3.3. SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÍ VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ PHẬN
    TRONG CÔNG TY . 18
    3.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lí 18
    3.3.2. Nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty . 19
    3.4. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY HIỆN NAY 20
    3.4.1. Thuận lợi: . 20
    3.4.2. Khó khăn: . 21
    3.5. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NĂM 2009 . 21
    3.6. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM GẦN
    ĐÂY (2006 – 2008) 22
    Chương4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
    NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ . 25
    4.1. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH . 25
    4.2. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU TÀI SẢN . 27
    4.2.1. Tình hình biến động tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn . 27
    4.2.2. Tình hình biến động tài sản cố định và đầu tư dài hạn . 33
    4.3. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN 36
    4.3.1. Tình hình biến động nợ phải trả . 37
    4.3.2. Tình hình biến động nguồn vốn chủ sở hữu của công ty 39
    4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG BÁO
    CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH . 42
    4.4.1. Tình hình doanh thu . 42
    4.4.2. Lợi nhận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh . 44
    4.5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG QUA
    CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH 45
    4.5.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn . 45
    4.5.2. Tỷ số nợ trên tài sản . 47
    4.5.3. Các tỷ số về hiệu quả hoạt động 47
    4.5.4. Phân tích các tỷ số khả năng sinh lợi . 48
    4.5.5. Sơ đồ Dupont . 51
    CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI
    CHÍNH CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHÂU CẦN
    THƠ 52
    5.1. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ TỒN TẠI CỦA CÔNG TY . 52
    5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
    CÔNG TY 54
    5.2.1. Nâng cao doanh thu và lợi nhuận . 54
    5.2.2. Một số giải pháp khác 55
    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
    6.1. KẾT LUẬN . 57
    6.2. KIẾN NGHỊ . 57
     
Đang tải...