Luận Văn phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Gas Cần Thơ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Từ việc phân tích tình hình tài chính đánh giá được sự lành mạnh của tài chính, khả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Đánh giá tình hình tài sản và nguồn vốn qua bảng cân đối kế toán.
    - Đánh giá hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
    - Phân tích các tỷ số tài chính của doanh nghiệp.
    1.3 Phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Phạm vi về không gian
    - Tiểu luận này được thực tại chi nhánh gas Cần Thơ.
    - Số liệu được thu thập và cung cấp tại chi nhánh gas Cần Thơ.
    1.3.2 Phạm vi về thời gian:
    Thông tin số liệu được sử dụng cho tiểu luận là thông tin số liệu trong 2 năm từ năm 2005 đến 2006.
    Tiểu luận được thực hiện trong thời gian từ ngày 12/03/2007 đến ngày 23/04/2007.
    1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
    Vì thời gian thực tập không được nhiều, kiến thức tích lũy mới ở lý luận từ ghế nhà trường là chủ yếu mà phân tích tài chính thì rất phong phú và đa dạng nên tiểu luận chỉ giới hạn ở những nội dung sau:
    - Đưa ra một số lý luận làm cơ sở cho việc thực hiện tiểu luận
    - Tổng quan địa bàn nghiên cứu
    - Phân tích tình hình tài chính của công ty bao gồm: bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu lợi nhuận.
    - Đề xuất phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh chi nhánh.
    1.4 Lược khảo tài liệu
    Mục đích chính của phân tích báo cáo tài chính là giúp đối tượng sử dụng thông tin đánh giá đúng sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. Đó cũng chính là điều mà trong phân tích tình hình tài chính tại Công ty gas Cần Thơ mà em đã phân tích, trong quá trình phân tích em đã tham khảo một số tài liệu để cung cấp cho tiểu luận như:
    * “Phân tích hoạt động kinh doanh” của TS. Nguyễn Tấn Bình nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP.HCM.
    Trong đó tác giả phân tích: Phân tích kinh doanh, Phân tích hình tài chính, Phân tích kinh tế dự án trong chương phân tích tình hình tài chính tác giả đã:
    v Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính qua bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính ( qua ví dụ phân tích Công Ty Misaco).
    v Phân tích khái quát tình hình tài chính: tình hình chung, tỉ suất đầu tư, tỉ suất vốn chủ sở hữu.
    v Phân tích các chỉ tiêu chủ yếu về tình hình tài chính:
    - Nhóm chỉ tiêu thanh toán ( các khoản phải thu, các khoản phải trả).
    - Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn (số vòng quay vốn chung, số vòng luân chuyển hàng hoá, thời hạn thanh toán).
    - Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận (hệ số lãi gộp, hệ số lãi ròng, suất sinh lời tài sản, suất sinh lời vốn chủ sở hữu, phương trình DuPont: dựa vào bảng kế toán và báo cáo thu nhập Công Ty Misaco tính ROE và cho thấy tác dụng của phương trình DuPont cùng sơ đồ DuPont trong quan hệ hàm số giữa các tỷ suất, hệ số lợi nhuận khác).
    - Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính ( hệ số nợ so với tài sản, hệ số nợ so với vốn, ví dụ về tính suất sinh lời của vốn chủ sở hữu với cấu trúc tài chính khác nhau).
    * Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
    - Hệ số các dòng tiền
    - Phân tích dự báo kế hoạch tiền tệ
    * “Tài chính doanh nghiệp” của TS. Nguyễn Minh Kiều – Nhà xuất bản thống kê năm 2006:
    Phân tích báo cáo tài chính Công ty :
    v Giới thiệu chung: Phân tích báo cáo tài chính là phân tích dựa trên giác độ Công ty nắm tình hình tài chính Công ty từ đó đo lường đánh giá có những quyết định phù hợp hoạch định tài chính tương lai.
    v Phân tích báo cáo tài chính Công ty Mỹ
    - Tài liệu phân tích: bảng cân đối tài sản, báo cáo thu nhập của MicroDrive
    - Phân tích các tỷ số: Tỷ số thanh khoản, tỷ số quản lý tài sản hay tỷ số hiệu quả hoạt động, tỷ số quản lý nợ, tỷ số khả năng sinh lợi, tỷ số tăng trưởng, tỷ số giá trị thị trường.
    - Tóm tắt các tỷ số tài chính của MicroDrive

    - Phân tích xu hướng: kỹ thuật so sánh tỷ số qua nhiều năm thấy được xu hướng tốt hay xấu.
    - Phân tích cơ cấu: kỹ thuật phân tích dùng để xác định khuynh hướng thay đổi của từng khoản mục trong các báo cáo tài chính.
    - Phân tích DuPont: là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng.
    - Sử dụng và hạn chế của phân tích báo cáo tài chính: có nhiều Công ty quy mô hoạt động đa ngành ., lạm phát có thể ảnh hưởng xấu làm sai lệch thông tin .; các yếu tố thời vụ ảnh hưởng tình hình hoạt động .
    v Phân tích báo cáo tài chính Công ty Việt Nam

    Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An (LAF) qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm từ 1999 đến 2005 do Công ty chứng khoán Sài Gòn công bố. Dựa vào báo cáo tài chính Công ty chứng khoán Sài Gòn tiến hành phân tích công bố tỷ số tài chính cho nhà đầu tư tham khảo.
    * So sánh và nhận xét:

    Phân tích báo cáo tài chính Việt Nam là vận dụng đưa lý thuyết phân tích báo cáo tài chính học được từ lý thuyết và thực hành phân tích báo cáo tài chính Công ty Mỹ vào Việt Nam. Tuy nhiên do nguyên tắc thực hành kế toán và điều kiện môi trường Việt Nam có một số khác biệt so với Công ty Mỹ (5 điểm khác biệt).
    * Hướng dẫn thực hiện phân tích báo cáo tài chính:

    - Xác định đúng công thức đo lường chỉ tiêu cần phân tích.
    - Xác định đúng số liệu từ báo cáo tài chính lắp vào công thức.
    - Giải thích ý nghĩa của tỷ số vừa tính toán.
    - Đánh giá tỷ số vừa tính toán (cao, thấp, hay phù hợp)
    - Rút ra kết luận về tình hình tài chính của Công ty.
    - Đưa ra khuyến nghị để khắc phục hoặc củng cố các tỷ số tài chính.
    - Viết báo cáo phân tích.
    * Tóm tắt: “Phân tích báo cáo tài chính là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính của một Công ty cụ thể để tiến hành phân tích như phân tích tỷ số, phân tích khuynh hướng, phân tích cơ cấu và phân tích DuPont nhằm đánh giá tình hình tài chính Công ty có những quyết định phù hợp. Quan tâm phân tích báo cáo tài chính Công ty gồm ba nhóm chính: các nhà quản lý Công ty, các chủ nợ và các nhà đầu tư. Mỗi người đều có mối quan tâm khác nhau đến tình hình tài chính Công ty. Tuy nhiên, hầu hết đều rất chú trọng đến phân tích tỷ số và thường sử dụng nó để đánh giá các mặt sau: khả năng thanh toán, khả năng quản lý tài sản, khả năng quản lý nợ, khả năng sinh lợi và kỳ vọng thị trường vào giá trị Công ty. Mặc dù phân tích báo cáo tài chính cung cấp nhiều thông tin hữu ích quan trọng nhưng cũng có những hạn chế cần nắm vững để vượt qua hoặc tránh những tác động làm sai lệch kết quả phân tích. Phân tích báo cáo tài chính Việt Nam còn nhiều hạn chế cần vượt qua bằng cách cải thiện hơn môi trường kinh doanh, đặc biệt là số liệu bình quân nghành”.


    Chương 2

    PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    2.1 Phương pháp luận
    2.1.1 Những lý lụân chung về tài chính doanh nghiệp
    2.1.1.1 Khái niệm
    Tài chính doanh nghiệp là các quỹ bằng tiền của doanh nghiệp. Hình thái vật chất của các quỹ bằng tiền này có thể là nhà cửa, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền và các loại chứng khoán có giá.
    2.1.1.2 Chức năng
    Có 3 chức năng chủ yếu:
    Tổ chức vốn nhằm đảm bảo nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo nhu cầu này thì mỗi doanh nghiệp phải có đầy đủ vốn. Việc tính toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả, tức là dùng một số vốn ít nhất đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
    Phân phối thu nhập tiền nhằm để bù đắp chi phí bỏ ra, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, phát huy vai trò đòn bẩy của tài chính doanh nghiệp. Đây là chức năng quan trọng.
    Giám đốc (kiểm tra): Giám đốc của tài chính doanh nghiệp nhằm giúp cho doanh nghiệp thấy rõ tiến trình hoạt động và hiệu quả kinh tế, thông qua sự quản lý và sử dụng vốn mà phát hiện chỗ mạnh, chỗ yếu. Từ đó có biện pháp tác động thúc đẩy doanh nghiệp tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
    2.1.1.3 Nhiệm vụ
    Lập dự thảo tài chính đồng thời và thống nhất với kế hoạch sản xuấtkinh doanh. Huy động nguồn vốn cho thích hợp bảo đảm các hoạt động sản xuất kinh doanh mang hiệu quả kinh tế tối ưu.
    Tổ chức thanh toán kịp thời, đầy đủ, đúng hẹn với khách hàng, các khoản phải nộp với ngân sách Nhà nước.

    Chương 5

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY GAS PETROLIMEX CẦN THƠ​ Qua quá trình phân tích tình hình tài chính sẽ cho ta toàn bộ bức tranh về tài chính của Công ty cũng như khái quát điểm mạnh, điểm yếu cần khắc phục. Tuy nhiên, muốn có được biện pháp thích hợp thì công việc trước nhất ta cần thực hiện là tìm ra nguyên nhân của những tồn tại về tình hình tài chính đã nêu nhằm làm cơ sở đề ra những biện pháp. Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Em xin tham khảo một số giải pháp dưới đây.
    5.1 Nâng cao doanh thu tiêu thụ
    Mục tiêu của Công ty là lợi nhuận mà doanh số là yếu tố quyết định doanh số có cao thì lợi nhuận tạo ra mới tăng lên. Cụ thể doanh số năm 2005 là 22890178 ngàn đồng năm 2006 là 28889119 ngàn đồng, lợi nhuận 113061 ngàn đồng năm 2005 và 129207 ngàn đồng năm 2006 . Doanh số bán hàng ảnh hưởng chủ yếu bởi số lượng hàng hoá tiêu thụ, nâng cao doanh số tiêu thụ là biện pháp thực thi nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, trong số những biện pháp nâng cao doanh số tiêu thụ có những biện pháp như:
    - Mở rộng thị trường tiêu thụ.
    - Quan tâm nhiều đến các cửa hàng.
    - Bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên bán hàng
    - Chiết khấu cho nhân viên bán hàng.
    - Tăng cường các dịch vụ phục vụ khách hàng.
    5.2 Nâng cao lợi nhuận
    5.2.1 Doanh thu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...