Luận Văn Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Phụ Liệu May Nha Trang

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Phụ Liệu May Nha Trang


    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng là
    nội dung quan trọng trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong
    điều kiện nền kinh tế mở, muốn khẳng định được vị trí của mình trên thương trường,
    muốn chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh phần lớn phụ thuộc vào hiệu quả sản
    xuất kinh doanh. Hiệu quả đó sẽ được đánh giá qua phân tíchtình hình tài chính. Các
    chỉ tiêu phân tích tài chính sẽ cho ta thấy đượcbức tranh về hoạt động của doanh
    nghiệp,giúp tìm ra hướng đi đúngđắn, có các chiến lược và quyết định kịp thời nhằm
    đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất, đồng thời còn giúpcho các nhà đầu tư trong
    nướcvà quốc tế có cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp. Do vậy, việc phân tích tình hình
    tài chính không những chỉ quan trọng đối với chủ doanh nghiệp mà còn rất quan trọng
    đối với các đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
    Việc thường xuyên đánh giá và phân tích tình hình tài chính sẽ giúp doanh
    nghiệp vàcác cơ quan quản lý Nhà nước thấy rõ được thực trạng tình hình biến động
    củanguồn vốn và tài sản, việc sử dụng các nguồn vốn và tài sản đúng mục đích hay
    không, công tác quản lý, bảo toàn và phát triển vốn có thực hiện đúng theo quy định
    của Nhà nước hay không.
    Xuất phát từ nhu cầu thiết yếu đó, và nhận thức được tầm quan trọng của việc
    phân tích tình hìnhtài chính qua hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp,trong
    thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Phụ Liệu May Nha Trang, nhờ cósự giúp đỡ
    tậntình c ủa giáo viên hướng dẫn, các cô chú, anh chịphòng kế toán –tài chính trong
    Công ty, em quy ết định đi sâu nghiên cứu đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại
    Công Ty Cổ Phần Phụ Liệu May Nha Trang”cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
    2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
    Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mục tiêucho các doanh nghiệp là hiệu
    quả kinh doanh, sự tồn tạitrên thị trường vàphát triểnbền vững. Để đạt được mục
    tiêu đó, cácdoanh nghiệpbuộc phải khẳng định mình vàphát huy mọikhả năngsẵn
    cólẫn tiềm tàng, không ngừng nâng cao vị trí trên thị trường trong nước cũng như thị
    trường quốc tế. Song bên cạnh những nỗ lực đó, thì việc doanh nghiệp phải biết tự
    đánh giá tình hình tình tài chính của mình là hết sức cần thiết, và việc đánh giánày
    chủ yếu dựa trên thông tin do báo cáo tài chính mang lại. Không ch ỉ riêng doanh
    nghiệp quan tâm đến tình hình tài chínhcủa mình mà còn nhiều đối tượng quan tâm
    khácnhư: các cá nhân, tổ chức, ngân hàng, nhà đầu tư bởi thông qua các chỉ tiêu
    khi phântích tình hình tài chínhsẽ giúp họ đưa ra các quyết định đúng đắn. Chính vì
    vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chỉ tiêuphân tích tài chínhtại Công ty Cổ
    Phần Phụ Liệu May Nha Trang trong thời gian từ năm 2007đến năm 2009.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu khi thực hiện đề tài là phương
    pháp so sánh và tổng hợp các số liệu thực tế thu thập được trong quá trình thực tập tại
    Công Ty, bao gồm: các số liệu trên các báo cáo tài chính, các thông tin tìm hiểu được
    từ việc trao đổi, phỏng vấn với các nhân viên trong Công ty, nhất là nhân viên phòng
    kế toántài chính. Ngoài ra, đ ề tài còn sử dụng các phương pháp khác như: Phương
    pháp so sánh, Phương pháp phân tích tài chính Dupont, Phương pháp tỷ lệ, Phương
    pháp liên hệ cân đối.
    4. Nội dung nghiên cứu
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài
    gồm 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận chung
    Chương II: Phân tíchtình hình tài chính tạiCông Ty Cổ Phần Phụ Liệu May
    Nha Trang.
    Chương III: Một số giải phápnhằm cải thiện tình hình tài chínhvà nâng cao
    hơn nữa năng lực tài chính của Công ty.


    CHƯƠNG I –CƠ SỞ LÝ LUẬN
    I.1. Bản chất, chức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp
    I.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp
    Doanh nghiệp là một tổchức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch
    ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy địnhcủa pháp luật nhằm mục đích thực
    hiện ổn định các hoạt động kinh doanh.
    Tài chính doanh nghiệp phản ánh sự vận động chuyển dịch của các luồng giá trị
    phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanhvà trực tiếp phục vụ cho quá trình này
    của doanh nghiệp.
    Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế, biểu hiện dưới hình
    thái giá trị, phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục
    vụ cho quá trình tái sản xuất của mỗi doanh nghiệp và góp phần tích lũy vốn cho Nhà
    nước.
    Bản chất của tài chính phản ánh sự ràng buộc về quan hệ kinh tế giữa các chủ
    thể với nhau trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính. Hệ thống quan hệ kinh
    tế dưới hình thái giá trị thuộc phạm trù bản chất tài chínhdoanh nghiệpbao gồm:
    Thứ nhất:Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với N hà nước. Quan hệ này
    biểu hiện trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân
    giữa Ngân sách nhà nước với các doanh nghiệp thông qua các hình thức:
    - Doanh nghiệp nộp các loại thuế vào ngân sách đúng theo luật định.
    - Nhà nước cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp (Doanh nghiệp Nhà
    nước) hoặc tham gia với tư cách người góp vốn (Trong các doanh nghiệp sở hữu hỗn
    hợp).
    Thứ hai:Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính và các
    tổ chức tài chính. Quan hệ này đượcth ể hiện cụ thể trong việc huy động các nguồn
    vốn dài hạn và ngắn hạn cho nhu cầu kinh doanh.
    - Trên thị trường tiền tệ, đề cập đến việc doanh nghiệp quan hệ với các
    ngân hàng, vay các khoản ngắn hạn, trả lãi và gốc khi đến hạn.
    - Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp huy động các nguồn vốn dài hạn
    bằng cách phát hành các loại chứng khoán (Cổ phiếu, Trái phiếu) cũng như việc trả
    các khoản lãi, hoặc doanh nghiệp gửi các khoản vốn nhàn rỗi vào ngân hàng hay mua
    chứng khoán của các doanh nghiệp khác.
    Thứ ba: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác huy
    động các yếu tố đầu vào (Thị trường hàng hóa, dịch vụ lao động ) và các quan hệ để
    thực hiện tiêu thụ sản phẩm ở thị trường đầu ra (Với các đại lý, các cơ quan xuất nhập
    khẩu, thương mại ).
    Thứ tư:Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. Đó là các khía
    cạnh tài chính liên quan đến vấn đề phân phối thu nhập và chính sách tài chính của
    doanh nghiệp như vấn đề cơ cấu tài chính, chính sách tái đầu tư, chính sách lợi tức cổ
    phần, sửdụng ngân quỹ nội bộ doanh nghiệp.
    I.1.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp
    I.1.2.1. Chức năng tổ chức huy động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn
    vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
    Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế cơ sở có nhiệmvụ sản xuất kinh doanh nên có
    nhu cầu về vốn. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, mà vốn được huy động từ
    những nguồn sau:
    - Ngân sách Nhà nước cấp
    - Vốn cổ phần
    - Vốn liên doanh
    - Vốn tự bổ sung
    - Vốn vay
    Nội dung của chức năng này bao gồm:
    - Doanh nghiệp căn cứ vào nhiệm vụsản xuất, định mức tiêu chuẩn để xác định
    nhu cầu vốn cần thiết cho sản xuất kinh doanh.
    - Cân đối giữa nhu cầu và khả năng về vốn
     Nếu nhu cầu lớn hơn khả năng về vốn thì doanh nghiệp phải huy động
    thêm vốn (tìm nguồn tài trợ với chi phí sử dụng vốn thấp nhưng đảm bảo có hiệu quả).
     Nếu nhu cầu nhỏ hơn khả năng về vốn thì doanh nghiệp có thể mở rộng
    sản xuất hoặc tìm kiếm thị trường để đầu tư mang lại hiệu quả.
    - Lựa chọnnguồn vốn và phân phối sử dụng vốn hợp lý để sao cho với số vốn ít
    nhất nhưng manglại hiệu quả cao nhất.
    I.1.2.2. Chức năng phân phối vốn
    Thu nhập bằng tiền từ bán sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ, lợi tức cổ
    phiếu, lãi cho vay, thu nhập khác của doanh nghiệp được tiến hành phân phối như sau:
    - Bù đắp hao phí vật chất, lao động đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh
    doanh bao gồm:
     Chi phí vật tư như nguyên vật liệu, nhiên liệu,
     Chi phí khấu hao tài sản cố định.
     Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương.
     Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phíkhác bằng tiền (kể cảthuế gián thu).
    - Phần còn lại là lợi nhuận trước thuế được phân phối tiếp như sau:
     Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định.
     Bù lỗ năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế (nếu có).
     Trả các khoản tiền bị phạt do vi phạm kỷ luật thu nộp ngân sách, vi phạm các
    hợp đồng .
     Trừ các khoản chi phí không hợp lý, hợp lệ.
     Chia lãi cho đối tác góp vốntheo hợp đồng kinh doanh.
     Trích vào các quỹ doanh nghiệp.
    I.1.2.3. Chức năng giám đốc(kiểm soát)tài chính
    - Giám đốctài chính là một thuộc tính vốn có khách quancủa phạm trù tài chính
    doanh nghiệp và có mối quan hệ biện chứng với chức năng huy động và phân bổ
    nguồn lực tài chính. Giám đốc tài chính phản ánh hoạt động thu thập và đánh giá
    những bằng chứngvề thông tin liên quan đến quá trình huy động và phân bổ nguồn tài
    chính với mục đích đảm bảo tính hiệu quả và đúng đắn cũng như hiệu lực của việc lập
    và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp.
     Tính đúng đắn: Kiểm tra việc lập và sử dụng các quỹ tiền tệ có cần thiết và hợp
    pháp hay không?
     Tính hiệu quả: VIệc sử dụng các quỹ tiền tệ có tiết kiệm và sinh lời không?
     Tính hiệu lực: Kiểm tra việc sử dụng các qu ỹ tiền tệ có đạt được các mục tiêu
    dự kiến hay không?
    - Cơ sở của giám đốc tài chính
    o Xuất phát từ tính quy luật trong phân phối sản phẩm quyết định (ở đâu có phân
    phối tài chính thì ở đó có giám đốc tài chính).
    o Xuất phát từ tính mục đích của việc sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh.
    Muốn cho đồng vốn có hiệu quả cao, sinh lời nhiều thì tất yếu phải giám đốc tình hình
    tạo lập sử dụng quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp.
    - Nội dung của chức năng
    o Thông qua chỉ tiêu vay trả, tình hình nộp thuế cho Nhà nước mà Nhà nước,
    Ngân hàng biết được tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp là tốt hay chưa tốt.
    o Thông qua chỉ tiêu giá thành, chi phí mà biết được doanh nghiệp sử dụng vật
    tư, tài sản, tiền vốn tiết kiệm hay lãng phí.
    o Thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận mà biết được doanh nghiệp làm ăn có hiệu
    quả hay không.
    Kết luận:Ba chức năng trên có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau, làm
    tiền đề và bổ sung cho nhau. Chức năng tạo vốnlàm cơ s ở cho chức năng phân phối;
    chức năng phân phốivà chức năng tạo vốn sẽ tạo ra chức năng giám đốc.Chức năng
    giám đốc tiến hành tốt là cơ sở quan trọng cho những định hướng phân phối tài chính
    đúng đắn,phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan,đảm bảo các tỷ số phù hợp với
    quy mô sản xuất, tạo điều kiện cho sản xuất được tiến hành liên tục.
    I.1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp
    Ngày nay, quản trị tài chính có vai trò to lớn trong hoạt động sản xuất kinh
    doanh của doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, tài chính doanh nghiệp giữ các
    vai trò sau:
    - Tổ chức huyđộng và phân phối sử dụng các nguồn lực tài chính có hiệu
    quả
     Xác định đúng đắn các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp
    trong từng thời kỳ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...