Thạc Sĩ Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Nha Trang seafoods F 17

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Nha Trang seafoods F 17

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN
    LỜI CẢM ƠN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC SƠ ĐỒ
    DANH MỤC ĐỒ THỊ
    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    MỞ ĐẦU .1
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
    2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
    4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
    5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI 3
    CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN .4
    1.1. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÀICHÍNH DOANH
    NGHIỆP 4
    1.1.1. Bản chất 4
    1.1.2. Chức năng .4
    1.1.3. Vai trò .5
    1.2. NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 6
    1.2.1. Khái niệm .6
    1.2.2. Ý nghĩa, nhiệm vụ .6
    1.2.3. Mục đích của phân tích tài chính .7
    1.3. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ MỐI QUAN HỆ
    GIỮA CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH .8
    1.3.1. Hệ thống báo cáo tài chính 8
    1.3.2. Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính . 10
    1.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH . 11
    1.4.1. Phân tích theo chiều ngang 11
    1.4.2. Phân tích xu hướng . 12
    1.4.3. Phân tích theo chiều dọc (phân tích theo quy mô chung) . 12
    1.4.4. Phân tích các chỉ số chủ yếu 12
    1.5. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP . 12
    1.5.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 12
    1.5.1.1. Phân tích sự biến động và kết cấu tài sản 12
    1.5.1.2. Phân tích sự biến động và kết cấu nguồn vốn . 12
    1.5.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh . 13
    1.5.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ . 13
    1.5.4. Phân tích các tỷ số tài chính 13
    1.5.4.1. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn và tài sản . 13
    1.5.4.2. Nhóm chỉ tiêu về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán . 14
    1.5.4.3. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn 17
    1.5.5. Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn . 18
    1.5.6. Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số Dupont 19
    CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
    PHẦN NHA TRANG SEAFOODF17 QUA 4 NĂM 2006-2009 21
    2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODSF17 . 21
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 21
    2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ . 22
    2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . 22
    2.1.3.1. Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 22
    2.1.3.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh . 23
    2.1.3.3. Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2006 -2009 . 24
    2.1.3.4. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty 25
    2.2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
    CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS-F17 QUA 4 NĂM 2006-2009 26
    2.2.1. Phân tích chung về tình hình tài chính . 26
    2.2.1.1. Phân tích khái quát tình hình biến động và kết cấu tài sản . 27
    2.2.1.2. Phân tích khái quát tình hình biến động nguồn vốn . 32
    2.2.2. Phân tích kết cấu tài sản (kết cấu vốn) . 36
    2.2.2.1. Tỷ suất đầu tư . 37
    2.2.2.2. Tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn 41
    2.2.3. Phân tích kết cấu nguồn vốn . 44
    2.2.3.1. Nguồn vốn chủ sở hữu 44
    2.2.3.2. Nợ phải trả . 47
    2.2.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty . 49
    2.2.5. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ . 59
    2.2.5.1. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh . 59
    2.2.5.2. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư . 61
    2.2.5.3. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính . 62
    2.2.6. Phân tíchtình hình thanh toán và khả năng thanh toán 63
    2.2.6.1. Phân tích tình hình thanh toán 63
    2.2.6.2. Phân tích khả năng thanh toán 71
    2.2.7. Phân tích các tỷ số hoạt động 79
    2.2.8. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn . 85
    2.2.8.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu hoạt động . 86
    2.2.8.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu về lợi
    nhuận 89
    2.2.9. Phân tích nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn 97
    2.2.9.1. Biểu kê nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn 97
    2.2.9.2. Bảng phân tích nguồn và sử dụng nguồn vốn 100
    2.2.10. Phân tích khả năng sinh lời năm 2008, 2009 thông qua chỉ số Dupont 103
    2.2.11. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty Cổ phần Nha
    Trang Seafoods -F17 106
    2.2.11.1. Đánh giá tổng kết tình hình tài chính của công ty qua 4 năm
    2006-2009 và so sánh với năm gần nhất công ty chưa Cổ phần hóa là năm
    2003 106
    2.2.11.2. Những hạn chế và nguyên nhân 112
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
    CỦA CÔNG TY . 116
    3.1. ĐẨY NHANH CÔNG TÁC THU HỒI CÔNG NỢ . 116
    3.2. QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO . 120
    3.3. CẦN CHÚ TRỌNG HƠN NỮA CÔNG TÁC MARKETING, MỞ RỘNG
    THỊ TRƯỜNG . 122
    3.4. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN
    XUẤT 123
    3.5. NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ
    TÀI SẢN CỐ ĐỊNH . 125
    KẾT LUẬN . 127

    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Trong nền kinh tế hiện nay các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương
    trường cần nhanh chóng đổi mới, trong đó quản lý tài chính là một trong những vấn đề
    cần được quan tâm hàng đầu và có ảnhhưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều
    doanh nghiệp Việt Nam.
    Mặt khác các doanh nghiệp kinh doanh vấn đề hiệu quả kinh doanh bao giờ
    cũng là mục tiêu cuối cùng, nó phản ảnh kết quả của cả quá trình sản xuất kinh doanh
    của doanh nghiệp, phản ảnh trực tiếp tình hình tài chính, phản ảnh chất lượng công tác
    tổ chức, điều hành quản lý sản xuất và quản lý tài chính của doanh nghiệp. Để biết
    được hiệu quả kinh doanh như thế nào và tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình
    tài chính của doanh nghiệp ta phải tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh
    nghiệplà một trong những biện pháp có thể giúp thấy được mặt mạnh, mặt hạn chế,
    để từ đó đề ra những biện pháp tài chínhnhầm giúp cho doanh nghiệp mang lại lợi ích
    kinh tế cao nhất trong tương lai.
    Phân tích tài chính đó giúp nhà quản lý doanh nghiệp cũng như cơ quan cấp
    trên, những nhà đầu tư có tầm nhìn bao quát về đường lối họat động sản xuất kinh
    doanh của doanh nghiệp để tùy trường hợp mà giúp đỡ hoặc kiểm tra doanh nghiệp về
    các mặt như tín dụng, cấp vốn, thu thuế, điều tiềt lao động .
    Cùng với sự phát triển chung của đất nước, trong những năm qua ngành Thủy
    sản đã thể hiện là ngành kinh tế có thế mạnh với vị trí là một trong nhũng ngành mũi
    nhọn của đất nước đã không ngừng đổi mới nâng cao khả năng hoạt động tạo ra sự
    tăng trưởng liên tục. Hàng năm ngành đã cung cấp một lượng hàng hóa lớn, tạo ra
    nhiều ngoại tệ cho đất nước và đóng góp vào ngân sách một lượng đáng kể.
    Lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu là một bộ phận của ngành thủysản có sự
    tăng trưởng mạnh nhất. Trong nhiều năm qua rất nhiềudoanh nghiệp chế biến thủy sản
    xuất khẩu ra đời và góp phần to lớn cho sự phát triển của ngành. Tuy nhiên trong
    những năm gần đây lĩnh vực này luôn gặp những rủi ro và khó khăn vì những rào cản
    thuế quan hết sức khắt khe được tạo lập nên từ những nước nhập khẩu lớn. Vì vậy
    buộc các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải không ngừng nổ lực nâng cao chất
    - 2 -lượng sản phẩm cũng như tiềm lực kinh tế để mở rộng thị trường trong nước và ngoài
    nước mới có thể đứng vững và ngày càng phát triển.
    Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 là doanh nghiệp nhà nước mới được
    cổ phần hóa vào tháng 8 năm 2004, trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển công ty
    đã đạt được những thành công nhất định, sản phẩm của công ty có mặt hầu hết ở các
    thị trường trong nước và ngoài nước chủ yếu xuất khẩu vào các thị trường EU, Hoa Kì,
    Nhật Bản giá trị kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng qua mỗi năm.
    Vì vậy vấn đề đặt ra trước mắt cũng như lâu dài đối với sự tồn tại và phát triển
    công ty là làm sao trong thời gian tới có thể phát triển lâu dài và mang lại hiệu quả
    kinh tế cao. Đó là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích tình hình tài chính của
    công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods -F17”.
    2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    2.1. Đối tượng nghiên cứu
    - Công táctài chính tại công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods F17.
    -Nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Nha Trang
    Seafoofs-F17.
    2.2. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu về tình hình tài chính của công ty Cổ phần Nha Trang
    SeafoodsF17 trong những năm 2006 –2009từ đó đó ra một số biện pháp nhằm cải
    thiện tình hình tài chính của công ty trong thời gian tới.
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài chủ yếu là phương pháp
    phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh,phân tích thống kê, liên hệ, kết hợp nghiên
    cứu, khảo sát thực tế
    4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu là nhằm làm rõ thực trạng tài chính tại công ty
    Cổ phần Nha Trang Seafoods F17, để từ đó chỉ ra những điểm mạnh cũng như những
    bất ổn của công ty. Đồng thời giúp công ty nhìn thấy trước những biến động tình hình
    tài chính trong tương lai của mình mà có biện pháp đối phó thích hợp. Bao gồm những
    nội dung cụ thể như sau:
    - 3 --Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty.
    -Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
    - Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty.
    5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia
    thành 03 chương :
    Chương 1: Cơ sở lý luận
    Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần Nha Trang
    Seafoods-F17 qua 4năm 2006 –2009.
    Chương 3: Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty.

    CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
    1.1. BẢNCHẤT, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
    1.1.1. Bản chất
    Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá
    trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ quá
    trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích lũy vốn cho Nhà nước.
    Trong đó những quan hệ kinh tế bao gồm:
     Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Thể hiện thông qua nghĩa vụ nộp thuế
    của doanh nghiệp đối với Nhà nước, ngược lại Nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp,
    hoặc góp vốn hoặc cho vay.
     Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường, gồm:
    -Quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp khác.
    -Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà đầu tư, bạn hàng, khách hàng thông qua
    việc thanh toán tiền mua bán vật tư, hàng hóa, tiền công, tiền lãi, cổ tức
    -Quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng, các tổ chức tín dụng thông qua
    hoạt động vay, trả nợ vay, lãi
     Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp:
    -Giữa doanh nghiệp với các phòng ban, phân xưởng, tổ sản xuất.
    -Giữa doanh nghiệpvới CB -CNV qua việc trả lương, tiền thưởng, phạt
    1.1.2. Chức năng
    Tài chính doanh nghiệp gồm ba chức năng sau:
    -Chức năng tạo vốn đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh: Tài
    chính doanh nghiệp thanh toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, tổ chức huy động và
    sử dụng đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất
    kinh doanh.
    -Chức năng phân phối thu nhập bằng tiền: Thu nhập bằng tiền của doanh
    nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối như sau: thu nhập đạt được do bán hàng
    trước tiên phải bù đắp chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất như: hao mòn máy móc
    thiết bị, trả lương, mua nguyên, nhiên liệu, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Phần
    còn lại hình thành các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn hoặc trả lợi tức
    cổ phần (nếu có).
    - 5 --Chức năng kiểm tra bằng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh: Tài
    chính doanh nghiệp căn cứ vào tình hình thu chi tiền tệ và các chỉ tiêu phản ánh bằng
    tiền để kiểm soát tình hình vốn, sản xuất và hiệu quả kinh doanh. Trên cơ sở đó giúp
    nhà quản lý phát hiện những khâu mất cân đối, sơ hở trong công tác điều hành để ngăn
    chặn các tổn thất có thể xảy ra nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của
    doanh nghiệp. Chức năng này là toàn diện và thường xuyên trong suốtquá trình kinh
    doanh, vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng hàng đầu
    Ba chức năng trên quan hệ mật thiết với nhau, chức năng kiểm tra tiến hành tốt
    là cơ sở quan trọng cho những định hướng phân phối tài chính đúng đắn tạo điều kiện
    cho sản xuất liên tục. Ngượclại, việc tạo vốn và phân phối tốt sẽ khai thông các luồng
    tài chính, thu hút nhiều nguồn vốn khác nhau tạo ra nguồn tài chính dồi dào đảm bảo
    cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho chức năng
    kiểm tra.
    1.1.3. Vai trò
    -Vai trò huy động, khai thác nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu kinh
    doanh của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất: Để có đủ
    vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp phải thanh toán nhu
    cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, bên cạnh đó phải tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn
    nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh của
    doanh nghiệp –đây là vấn đề có tính quyết định trước vấn đề trước sự sống còn của
    doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh “khắc nghiệt” theo cơ chế thị trường.
    -Vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh: Thu nhập
    bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối. Thu nhập bằng
    tiền mà doanh nghiệp đạt được do thu nhập bán hàng trước tiên phải bù đắp các khoản
    chi phi bỏ ra trong quá trình sản xuất như: bù dắp hao mòn máy móc thiết bị, trả lương
    cho người lao động và để mua nguyên vật liệu để tiếp tục chu kỳ sản xuất mới, thực
    hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Phần còn lại của doanh nghiệp dùng hình thành các
    quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn, hoặc trả lợi tức cổ phần (nếu có). Chức
    năng phân phối của tài chính doanh nghiệp là quá trình phân phối thu nhập bằng tiền
    của doanh nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn liền vớI những đặc điểm vốn có
    của hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thức sở hữu doanh nghiệp.

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Tấn Bình (2005), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nxb Thống kê.
    2. Nguyễn Tấn Bình (2005), Phân tích quản trịtài chính, Nxb Thống kê.
    3. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê.
    4. Trần Ngọc Thơ (2007), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nxb thống kê.
    5. Trang web: www.webketoan.com
    6. Trang web: www.saga.vn
    7. Trang web: www.nhatrangseafoods.com.vn
    8. Trang web: www.vi.wikipedia.org
    9. Trang web: www.kienthuctaichinh.com
    10. Trang web: www.vasep.com.vn(Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...