Luận Văn Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Trần

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: GIỚI THIỆU
    1.1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
    Khi Việt Nam gia nhập WTO thì nền kinh tế có những thay đổi lớn theo
    hướng ngày càng phát triển. Nền kinh tế phát triển thì vai trò của ngân hàng càng
    trở nên quan trọng trong việc là “cầu nối” giữa nơi thừa vốn và những nơi tạm
    thời thiếu vốn để cung cấp vốn tín dụng cho các ngành nghề kinh tế nhằm đáp
    ứng nhu cầu kinh tế xã hội ngày càng cao. Với phương châm “đi vay để cho
    vay”, các ngân hàng luôn phát huy nội lực cũng như tranh thủ những thời cơ
    trong mọi hoạt động để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, tạo ra lợi nhuận
    cho mình. Ngoài việc trang bị cơ sở vật chất hiện đại, vị trí giao dịch thuận lợi,
    còn đòi hỏi trình độ của nhân viên, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và đây là
    điều mà các ngân hàng cần phải quan tâm.
    Trong quá trình phát triển kinh tế, cùng với hệ thống ngân hàng cả nước
    thì ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Trần Văn Thời đã và
    đang khẳng định vị thế của mình trong việc phát triển kinh tế của huyện nhà nói
    riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung.Thế mạnh của ngân hàng lag chuyên
    cho vay bên lĩnh vực nông nghiệp, tài chính nhằm giúp đỡ các hộ sản xuất kinh
    doanh của huyện tiếp cận với phương thức sản xuất hiện đại, cải thiện đời sống
    nông dân đưa nông thôn ngày càng phát triển phồn vinh lên. Chính vì vậy, trong
    quá trình hoạt động của ngân hàng thì ban lãnh đạo ngân hàng phải biết rõ những
    điểm mạnh, điểm yếu để có chiến lược kinh doanh cho phù hợp với điều kiện
    kinh tế của huyện. để làm được điều đó thì việc phân tích tình hình tài chính là
    cần thiết đối với các nhà lãnh đạo ngân hàng, bởi phân tích tình hình tài chính để
    thấy rõ hơn thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng để phát hiện ra
    những nguyên nhân dẫn đến hoạt động có hiệu quả hay không có hiệu quả của
    ngân hàng nhằm tìm ra các giải pháp hoàn thiện các hoạt động của ngân hàng và
    để nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.Qua phân tích tài chính sẽ đánh
    giá được việc lựa chọn các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng có phù hợp với
    tình hình phát triển nền kinh tế của huyện hay không. Chính vì vậy nên em đã
    chọn đề tài cho bài luận văn tốt nghiệp của mình là “Phân tích tình hình tài
    chính tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện
    Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau
    ”.

    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1. Mục tiêu chung
    đề tài tập trung phân tích đánh giá thực trạng tài chính của ngân hàng nông
    nghiệp và phát triển nông thôn huyện Trần Văn Thời qua 3 năm 2005,2006, 2007
    nhằm đánh giá được tình hình tài chính của ngân hàng cũng như thấy được
    những thuận lợi và khó khăn mà ngân hàng gặp phải từ đó những giải pháp để
    nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của ngân hàng.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    - đánh giá tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn của ngân hàng nông nghiệp và
    phát triển nông thôn huyện Trần Văn Thời nhằm phát hiện những nguyên
    nhân dẫn đến tình trạng thừa thiếu vốn.
    - đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của ngân hàng nông
    nghiệp và phát triển nông thôn huyện Trần Văn Thời.
    - đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng.
    - Phân tích chi phí hoạt động của ngân hàng để đánh giá khả năng quản lý
    chi phí của ngân hàng.
    - Phát hiện các các khả năng tiềm tàng, đề ra các biện pháp động viên, khai
    thác khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao tình hình tài chính của ngân hàng.
    1.3. Phạm vi nghiên cứu
    1.3.1. Không gian:
    đề tài được nghiên cứu tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển
    nông thôn huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau.
    1.3.2. Thời gian:
    Thời gian nghiên cứu của đề tài bắt đầu từ ngày 11/02/2008 đến ngày
    25/04/2008 với thời gian có hạn nên tôi chỉ phân tích tình hình tài chính của ngân
    hàng qua 3 năm 2005, 2006, 2007.
    1.3.3. đối tượng nghiên cứu:
    Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát
    triển nông thôn huyện Trần Văn Thời thông qua Bảng cân đối kế toán và bảng
    báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để từ đó có những giải pháp nhằm nâng
    cao tình hình tài chính cho ngân hàng.

    Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Chí Tiến
    Chương 2:
    PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Phương pháp luận
    2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính
    2.1.1.1. Khái niệm
    Tài chính là tất cả các mối quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức tiền
    tệ phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tồn tại khách
    quan trong quá trình tái sản xuất của xí nghiệp.
    Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ
    cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản
    lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của
    doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính,
    quyết định quản lý phù hợp. Phân tích tài chính đối với nhà quản lý là một công
    cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động quản lý trong doanh nghiệp.
    2.1.1.2. Ý nghĩa
    - Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình
    phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm
    tàng về vốn của xí nghiệp.Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử
    dụng vốn.
    - Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công
    tác quản lý của cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình
    hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc
    cho vay vốn
    2.1.1.3. Nhiệm vụ
    - đánh giá tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn như: xem xét việc phân bổ vốn,
    nguồn vốn có hợp lý hay không? Xem xét mức độ đảm bảo vốn cho hoạt động
    kinh doanh, từ đó phát hiện những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa thiếu
    vốn.
    - đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của xí nghiệp, tình hình
    chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của Nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...