Luận Văn Phân tích tình hình tài chính qua BCTC ở công ty xây dựng số 1 – Hà Nội

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Phân tích tình hình tài chính qua BCTC ở Cty xây dựng số 1 – Hà Nội

    MỤC LỤC​
    PHẦN I: VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP QUA BÁO CÁO TÀI CHÍNH


    I - TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.
    1 - Khái niệm tài chính doanh nghiệp .
    Tài chính doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và hoạt động của nền kinh tế hàng hoá, tính chất và mức độ phát triển của tài chính doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào tính chất và nhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hoá và quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Nền kinh tế quản lý tập trung đã sản sinh ra cơ chế quản lý tài chính tập trung, nền kinh tế thị trường ra đời làm xuất hiện hàng loạt quan hệ tài chính mới, do đó tính chất và phạm vi hoạt động tài chính doanh nghiệp cũng có những thay đổi đáng kể.
    Căn cứ vào hoạt động của một doanh nghiệp trong một môi trường kinh tế xã hội có thể thấy quan hệtài chính của doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng:
    * Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước.
    Quan hệ này phát sinh trong quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ, phân phối tổng sản phẩm quốc dân giữa Nhà nước và doanh nghiệp . Đối với doanh nghiệp Nhà nước quan hệ này có tính chất hai chiều: Nhà nước có thể cấp vốn để doanh nghiệp hoạt động, ngược lại doanh nghiệp có trách nhiệm sử dụng vốn có hiệu quả và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân sách. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì quan hệ này thể hiện qua việc nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp về mặt kỹ thuật, đào tạo con người và ngược lại doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ của mình với nhà nước theo quy định của pháp luật .
    * Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính
    Doanh nghiệp thực hiện qúa trình trao đổi mua bán các sản phẩm tài chính nhằm thoả mãn nhu cầu về vốn của mình.
    - Với thị trường tiền tệ. Thông qua hệ thống ngân hàng các doanh nghiệp có thể có các nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn để kinh doanh hoặc tạm gửi số tiền nhàn rỗi vào hệ thống ngân hàng nhằm tạo vốn ngân hàng tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác .
    - Với thị trường vốn: Doanh nghiệp có thể tạo được nguồn vốn dài hạn bằng cách phát hành các chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu. Mặt khác, doanh nghiệp có thể kinh doanh các mặt hàng này trên thị trường chứng khoán.
    * Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và thị trường khác
    Với tư cách là một chủ thể kinh doanh, doanh nghiệp quan hệ với thị trường cung cấp đầu vào và thị trường phân phối tiêu thụ đầu ra đó là thị trường hàng hoá, dịch vụ, sức lao động v.v. Thông qua các thị trường, doanh nghiệp có thể xác định nhu cầu sản phẩm và dịch vụ cung ứng, trên cơ sở đó doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường.
    * Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp .
    Biểu hiện của quan hệ này là sự luân chuyển vốn trong doanh nghiệp . Các mối quan hệ này biểu hiện thông qua chính sách tài chính doanh nghiệp như: chính sách phân phối thu nhập, chính sách đầu tư tài chính và cơ cấu đầu tư tài chính, chính sách về cơ cấu vốn v.v .
    Qua bốn nhóm quan hệ kinh tế trên cho ta thấy :
    + Sự vận động của các nguồn tài chính đều nảy sinh trong quá trình tái sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp .
    + Sự vận động của các nguồn tài chính doanh nghiệp không phải diễn ra một cách hỗn loạn, nó hoà nhập vào chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế thị trường. Đó là sự vận động, chuyển hoá từ các nguồntài chính thành các quỹ bằng các quan hệ phân phối của cải xã hội, gắn liền với sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và yêu cầu chung của xã hội.
    2 - Vị trí vai trò của tài chính doanh nghiệp .
    Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay có thể nói tài chính doanh nghiệp giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống tài chính nói chung và trong quản lý kinh tế ở mỗi doanh nghiệp nói riêng.Với tính chất của nó, tài chính doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc tạo vốn, sử dụng vốn có hiệu quả để thực hiện tái sản xuất mở rộng theo yêu cầu của thị trường và định hướng quản lý vĩ mô của nhà nước, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh tế -xã hội .
    - Xét trên phạm vị một đơn vị sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp ảnh hưởng đến các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, nó được coi là một trong
    những công cụ quan trọng để quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , nó có sự tác động tích cực hay tiêu cực đến quá trình sản xuất.
    - Xét trên góc độ của hệ thống tài chính trong nền kinh tế quốc dân, tài chính doanh nghiệp được coi là một bộ phận cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp . Thông qua hoạt động tài chính doanh nghiệp , Nhà nước có khả năng thực hiện các chức năng quản lý vĩ mô để điều tiết nền kinh tế thị trường bằng hệ thống luật định và các sắc thuế nhằm thực hiện phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước theo từng thời kỳ khác nhau. Đồng thời Nhà nước có khả năng quản lý nhằm mở rộng nguồn thu cho ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi tiêu nhiều mặt của ngân sách Nhà nước.
    Trong điều kiện môi trường kinh doanh đã từng bước được cải thiện như hiện nay, hoạt động tài chính doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện để phát huy vai trò của nó trên các mặt cơ bản sau:
    - Hoạt động tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc chủ động tạo lập vốn, đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
    - Hoạt động tài chính doanh nghiệp được sử dụng như một công cụ để kích thích thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh.
    - Hoạt động tài chính có vai trò trong việc tổ chức, sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả, đảm bảo khả năng sinh lời và bảo toàn vốn.
    - Tài chính doanh nghiệp còn là một công cụ quan trọng để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
    3 - Chức năng của tài chính doanh nghiệp .
    a- Chức năng phân phối
    Chức năng phân phối là thuộc tính khách quan vốn có của tài chính doanh nghiệp , là sự phân chia sản phẩm xác lập các quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận khác nhau của nền tái sản xuất, phân phối xác định tỷ lệ sản phẩm dùng cho tiêu dùng và cho tiết kiệm.
    Nhờ có chức năng phân phối mà doanh nghiệp có khả năng khai thác thu hút các nguồn tài chính trong nền kinh tế để hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp . Cũng nhờ có chức năng này mà vốn kinh doanh được đầu tư , sử dụng vào mục tiêu kinh doanh để tạo ra thu nhập và tích luỹ của doanh nghiệp hay nói cách khác nhờ chức năng phân phối mà quỹ tiền tệ được tạo lập và sử dụng, đồng thời vốn kinh doanh được tuần hoàn và chu chuyển.
    b- Chức năng Giám đốc
    Cũng như chức năng phân phối chức năng Giám đốc cũng là thuộc tính khách quan vốn có của tài chính doanh nghiệp , là công cụ kinh tế của phạm trù tài chính .
    Giám đốc tài chính là quá trình kiểm tra, kiểm soát của các hoạt động tài chính củadoanh nghiệp biểu hiện tập trung nhất của chức năng Giám đốc là giám đốc quá trình hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp . Thông qua chức năng Giám đốc của tài chính có thể đảm bảo cho các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích đã định từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Chức năng Giám đốc đó chính là khả năng giám sát, dự báo hiệu qủa của quá trình phân phối,doanh nghiệp có thể thấy được những khuyết tật trong kinh doanh để điều chỉnh nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh đã hoạch định.
    - Chức năng phân phối và chức năng Giám đốc có quan hệ hữu cơ với nhau. Chức năng phân phối là cơ sở để thực hiện chức năng Giám đốc, ở đâu chức năng giám đốc của hoạt động này được làm tốt sẽ là “bàn đạp” cho quá trình phân phối được tốt hơn.
    Để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao, cạnh tranh được trên thị trường kinh tế, doanh nghiệp phải nghiên cứu đánh giá hoạt động tài chính thông qua những chỉ tiêu nhất định phù hợp với cơ chế quản lý tài chính hiện hành.

    II - TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

    1 - Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp
    Mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dưới góc độ khác nhau, song nhìn chung họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra các dòng tiền tệ, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Vì vậy mục tiêu phân tích tình hình tài chính củadoanh nghiệp là:
    - Phân tích tình hình tài chính nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực các thông tin cho các nhàđầu tư , các tín chủ và những người sử dụng thông tin tài chính khác để giúp họ đưa ra quyết định đúng đắn khi quyết định đầu tư , cho vay và về các nội dung tương tự.
    - Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn, các tỷ suất về đầu tư , tỷ suất tự tài trợ, khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng sinh lời và hiệu quả sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp thấy rõ những mặt mạnh mặt tồn tại, nguyên nhân tồn tại và đề ra giải pháp hữu hiệu khắc phục hoặc phát huy những thành tích đã đạt được.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...