Chuyên Đề Phân tích tình hình tài chính của nhà máy cơ khí cầu đường thông qua bảng cân đối kế toán

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Chuyên Đề Phân tích tình hình tài chính của nhà máy cơ khí cầu đường thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh.


    LỜI MỞ ĐẦU
    Như người ta biết, để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có một khối lượng nhất định về vốn tiền tệ. Do đó việc tổ chức, huy động vốn để đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, việc quản lý và sử dụng hiệu quả các loại vốn đó là một trong những hoạt động tài chính chủ yếu của doanh nghiệp và kết quả hoạt động này tác động tích cực (hoặc tiêu cực) đến hoạt động sản xuất. Ngược lại, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh lại tác động có tính chất quyết định đến hoạt động tài chính. Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng trên đây, sau khi kết thúc việc phân tích toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, cần thiết phải tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nhiệp.
    Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ. Thông qua việc phân tích tình hình tài chính, người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai, và triển vọng của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là mối quan tâm các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp.
    Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến nhiều mục tiêu khác nhau: tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp nhiều sản phẩm hàng hoá và dịch vụ với chi phí thấp, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, một doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được các mục tiêu này nếu đáp ứng được hai thử thách sống còn và là hai mục tiêu cơ bản: Kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục, rút cuộc sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác, nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động và đóng cửa.

     
Đang tải...