Luận Văn Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích tình hình tài chính
    Công Ty Cổ phần may Sông Hồng
    thực trạng và giải pháp

    MỤC LỤC


    DANH MỤC CÁC BẢNG iv
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ. vi
    LỜI CẢM ƠN vii
    PHẦN MỞ ĐẦU 2
    1. Lý do chọn đề tài 2
    2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu. 3
    2.1. Mục đích. 3
    2.2. Mục tiêu. 3
    3. Đối tượng nghiên cứu. 4
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4
    5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
    6. Phương pháp nghiên cứu. 4
    1.1. Khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ phân tích tài chính doanh nghiệp. 6
    1.1.1. Khái niệm 6
    1.1.2. Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp. 6
    1.1.3. Nhiệm vụ phân tích tài chính. 8
    1.2. Trình tự và các bước tiến hành phân tích. 9
    1.2.1. Thu thập thông tin. 9
    1.2.2. Xử lý thông tin. 9
    1.2.3. Dự đoán và quyết định. 9
    1.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 10
    1.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính. 10
    1.3.1.1. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn. 10
    1.3.1.2. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. 12
    1.3.2. Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản và ngồn vốn. 14
    1.3.2.1. Bố trí cơ cấu tài sản. 14
    1.3.3. Phân tích khả năng thanh toán. 15
    1.3.3.1. Hệ số thanh toán hiện hành. 15
    1.3.3.2. Hệ số thanh toán nhanh. 16
    1.3.3.3. Hệ số thanh toán lãi vay. 16
    1.3.4. Phân tích khả năng luân chuyển vốn. 16
    1.3.4.1. Luân chuyển khoản phải thu. 16
    1.3.4.2. Luân chuyển hàng tồn kho. 17
    1.3.4.3. Luân chuyển vốn lưu động. 17
    1.3.4.3. Luân chuyển vốn cố định. 18
    1.3.4.5. Luân chuyển toàn bộ vốn. 19
    1.3.5. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. 19
    1.3.5.1. Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 19
    1.3.5.2. Kết quả hoạt động kinh doanh. 19
    1.3.6. Phân tich khả năng sinh lợi 20
    1.3.6.1. Tỷ suất lợi trên doanh thu (ROS) 20
    1.3.6.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động. 20
    1.3.6.3. Tỷ suất lợi nhuân trên vốn cố định. 21
    1.3.6.4. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 21
    1.3.6.5. Khả năng sinh lời qua phương trình Dupont 21
    1.4.1. Bảng cân đối kế toán. 23
    1.4.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 23
    1.4.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 24
    1.5. Phương pháp phân tích. 24
    1.5.1. Phương pháp so sánh. 24
    1.5.2. Phương pháp liên hệ cân đối 25
    1.5.3. Phân tích tài chính DUPONT. 25
    1.5.4. Phương pháp tỷ lệ. 26
    1.5.5. Phương pháp thay thế liên hoàn. 26
    2.1. Khái quát chung về công ty cổ phần may Sông Hồng. 28
    2.1.1. Quá trình xây dựng và trưởng thành của Công ty: 28
    2.1.2. Sản phẩm và thị trường chính. 30
    2.2. Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty cổ phần may Sông Hồng. 31
    2.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy. 31
    2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận. 32
    2.3. Hình thức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất 37
    2.3.1. Hình thức sản xuất của doanh nghiệp. 37
    2.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất 37
    2.3.3. Đặc điểm về nguồn nhân lực của công ty cổ phân may Sông Hồng. 38
    2.4. Phân tích tình hình tài chính Công ty CP May Sông Hồng. 40
    2.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính công ty. 40
    2.4.2. Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn. 45
    2.4.3. Phân tích khả năng thanh toán. 48
    2.4.4. Phân tích khả năng hoạt động. 51
    2.4.5. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. 55
    2.4.6. Phân tích khả năng sinh lợi 58
    2.5. Đánh giá hoạt động phân tích tài chính công ty. 64
    3.3.3. Nâng cao quản trị tài chính. 74
    KẾT LUẬN 75
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
    3.1 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
    3.1.1 Chiến lược sản xuất kinh doanh .
    3.1.3 Chiến lược tài chính .
    3.2 Các giải pháp cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp .
    Kết luận.




    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2008 trước những khó khăn về tình hình tài chính trong nước nói riêng, quốc tế nói chung. Các doanh nghiệp Việt Nam đang găp rất nhiều khó khăn để nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế. Do vậy, để đứng vững trên thị trường, vượt qua những khó khăn trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải định kỳ phân tích đánh giá lại toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình để đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn và có chiến lược để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong các ngành nghề kinh doanh ở Việt Nam thì các doanh nghiệp dệt may hiện nay đang có nhiều vấn đề cần giải quyết với đặc trưng riêng của ngành.
    Thực hiện chiến lược phát triển ngành may giai đoạn 2008- 2010 của Chính phủ: Phát triển ngành dệt - may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới, Công ty Cổ phần may Sông Hồng đã và đang đẩy mạnh tăng nhanh năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm may Việt Nam trên thị trường quốc tế.
    Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần may Sông Hồng, được tiếp xúc với tình hình thực tế tại doanh nghiệp. Tôi đã nhận thấy tình hình tài chính của công ty đang có nhiều vấn đề cần phải làm sang tỏ, như: tại sao vốn của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây lại biến động bất thường, vốn bằng tiền của công ty liên tục giảm, hàng hóa tồn kho lại tăng lên liên tục trong 3 năm
    Do đó, phân tích và thẩm định vốn, nắm bắt kịp thời tình hình tài chính của Công ty để có biện pháp xử lý và khắc phục sớm là điều cần thiết quan trọng và cũng là mục tiêu chính của đề tài “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng thực tạng và giải pháp”
    Đề tài nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình hình tài chính, vì thế quá trình phân tích chủ yếu dựa vào sự biến động của các báo cáo tài chính để thực hiện các nội dung: đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty, phân tích sự biến động các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích so sánh các tỉ số tài chính, phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đưa ra một số biện pháp - kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính Công ty.
    Tuy nhiên do quá trình tiếp xúc chưa nhiều, thời gian thực tập còn hạn chế nên chưa thể kết hợp chặt chẽ giữa vấn đề tài chính với các yếu tố thị trường cũng như xu hướng tiến triển của Công ty. Với 2 phương pháp chủ yếu là so sánh và liên hệ cân đối, quá trình nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc phân tích tình hình tài chính một doanh nghiệp riêng lẻ chưa kết hợp với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề. Do đó việc phân tích, đánh giá tình hình của Công ty một cách toàn diện và xác thực là điều rất khó khăn. Với kiến thức hạn hẹp, tôi xin tìm hiểu và phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần may Sông Hồng trong giới hạn khả năng mình có. Khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
    Chương 2: Tình hình tài chính Công ty Cổ phần may Sông Hồng.
    Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính Công ty Cổ phần may Sông Hồng.
    2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục đích
    Tìm hiểu, phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình tài chính Công ty Cổ phần may Sông Hồng trong những năm gần đây. Từ đó, đề xuất một số biện pháp cần áp dụng để cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần may Sông Hồng trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn.
    2.2. Mục tiêu


    Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình tài chính
    Tìm hiểu về thực trạng hoạt động tài chính của Công ty Cổ phần may Sông Hồng trong những năm gần đây.
    Phân tích, tổng hợp, đánh giá những kết quả đã đạt được và những mặt còn tồn tại trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
    Tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty Cổ phần may Sông Hồng.
    Đưa ra một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần may Sông Hồng.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần may Sông Hồng.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu


    Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
    Tìm hiểu về thực trạng tình hình tài chính của Công ty Cổ phần may Sông Hồng.
    Đưa ra được những biện pháp nhằm Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần may Sông Hồng.
    5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Không gian: Trên địa bàn của Công ty Cổ phần May Sông Hồng.
    Thời gian: Từ ngày
    6. Phương pháp nghiên cứu
    6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
    Nghiên cứu các tài liệu nhằm xây dựng hệ thống lý luận về tình hình tài chính và các yếu tố có liên quan.
    6.2. Phương pháp điều tra thông qua phiếu câu hỏi
    Để tìm hiểu nhận thức, thái độ của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần May Sông Hồng về tình hình tài chính của của công ty.
    Thu thập những thông tin đánh giá từ phía đội ngũ lao động gián tiếp tại công ty về các biện pháp đưa ra nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty.
    6.3. Phương pháp quan sát
    Quan sát thái độ và hành vi phản ứng của các đối tượng điều tra nhằm đưa ra những trợ giúp kịp thời khi họ gặp khó khăn trong quỏ trỡnh trả lời cõu hỏi.
    6.4. Phương pháp trò chuyện
    Trò chuyện với lãnh đạo, cán bộ và nhân viên trong công ty để làm rõ các nội dung: nhận thức và cách thức giải quyết của họ đối với những mặt còn tồn tại trong tình hình tài chính của công ty.
    6.5. Phương pháp so sánh
    - Phương pháp so sánh tuyệt đối: nhằm đánh giá sự biến động về mặt giá trị của các chỉ tiêu phân tích liên quan đến tình hình tài chính trong giai đoạn nghiên cứu.
    - Phương pháp so sánh tương đối: nhằm đưa ra được tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu cũng như xu hướng biến động của chúng qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu.
    6.6. Phương pháp thống kê toán học
    Nhằm xử lý các số liệu điều tra, thực nghiệm thu được làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá và rút ra các kết luận khoa học của đề tài.
    Thu thập số liệu thứ cấp thông qua Báo cáo Đại hội đồng cổ đông, báo cáo giá trị sảnxuất công nghiệp & doanh thu sản phẩm của công ty
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...