Chuyên Đề Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phượng Hoàng Việt

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN

    I.Khái niệm, mục đích, phương pháp & tài liệu phân tích tài chính
    1.Khái niệm :
    Phân tích tài chính là tiến trình xử lý, tổng hợp các thông tin được thể hiện trên báo cáo tài chính và các báo cáo thuyết minh bổ sung thành các thông tin hữu ích cho công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, thành các dữ liệu làm cơ sở cho nhà quản lý, nhà đầu tư, người cho vay, hiểu rõ tình hình tài chính hiện tại và dự đoán tiềm năng trong tương lai để đưa ra những quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư thích hợp, đánh giá doanh nghiệp một cách chính xác.
    2.Mục đích :
    Thông qua phân tích tài chính, phát hiện những mặt tích cực hoặc tiêu cực của hoạt động tài chính, nguyên nhân cơ bản đã ảnh hưởng tới các mặt đó và đề xuất biện pháp cần thiết, kịp thời để cải tiến hoạt động tài chính tạo lập và sử dụng nguồn tài chính linh hoạt, phục vụ đắc lực cho công tác điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh.
    Qúa trình phân tích hoạt động tài chính ở doanh nghiệp phải hướng đến các mục tiêu cụ thể sau :
    + Hoạt động tài chính phải giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế, thể hiện qua việc đảm bảo mối quan hệ thanh toán với các đơn vị có liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh với doanh nghiệp như : Các tổ chức tín dụng, ngân hàng, các đơn vị kinh tế và các tổ chức kinh tế, cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Mối quan hệ này sẽ được cụ thể hoá thành các chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng, chất và thời gian.
    + Hoạt động tài chính phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả. Nguyên tắc này đòi hỏi tối thiểu hoá việc sử dụng các nguồn vốn sản xuất kinh doanh nhưng quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn tiến hành bình thường và mang lại hiệu quả cao.
    + Hoạt động tài chính phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng pháp luật, chấp hành và tuân thủ các chế độ về tài chính, tín dụng, nghĩa vụ đóng góp đối với nhà nước v.v đưa ra các dự báo tài chính.

    3.Phương pháp phân tích :
    Chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh. So sánh năm này với năm khác về các khoản mục trên báo cáo tài chính, kết cấu các khoản mục và các tỷ suất tài chính để thấy rõ xu hướng biến đổi về tài chính. Từ đó, thấy được tình hình tài chính được cải thiện hoặc xấu đi như thế nào nhằm đưa ra các biện pháp kịp thời. Khi tiến hành so sánh cần phải giải quyết vấn đề về điều kiện so sánh và tiêu chuẩn so sánh.
    Điều kiện so sánh :
    · Các chỉ tiêu kinh tế phải được hình thành trong cùng một khoảng thời gian như nhau.
    · Chỉ tiêu kinh tế phải được thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán.
    · Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường.
    · Ngoài ra khi so sánh các chỉ tiêu tương ứng phải quy đổi về cùng một quy mô hoạt động với các điều kiện kinh doanh tương ứng như nhau.
    Tiêu chuẩn so sánh :
    · Tiêu chuẩn so sánh là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh (hay gọi là kỳ gốc). Tuỳ theo yêu cầu phân tích mà chọn kỳ gốc cho thích hợp.
    · Khi nghiên cứu xu hướng sự thay đổi, kỳ gốc được chọn là số liệu của kỳ trước. Thông qua sự so sánh giữa kỳ này với kỳ trước sẽ thấy được tình hình tài chính được cải thiện, hoặc xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.
    · Khi nghiên cứu biến động so với tiêu chuẩn đặt ra, kỳ gốc được chọn làm số liệu kế hoạch dự toán. Thông qua sự so sánh này thấy được mức độ phấn đấu của doanh nghiệp như thế nào.
    · Khi nghiên cứu mức độ tiên tiến hay lạc hậu, kỳ gốc được chọn là mức độ trung bình của ngành. Thông qua sự so sánh này đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp so với các đơn vị trong ngành.
    · Khi nghiên cứu một sự kiện nào đó trong tổng thể, chỉ tiêu kinh tế nào đó gọi là phân tích theo chiều dọc. Thông qua sự so sánh này thấy được tỷ trọng của những sự kiện kinh tế trong các chỉ tiêu tổng thể.
    · Khi nghiên cứu mức độ biến thiên của một chỉ tiêu nào đó qua các kỳ khác nhau gọi là phân tích theo chiều ngang. Thông qua sự so sánh này thấy được sự biến đổi cả về số tuyệt đối và số tương đối của một chỉ tiêu nào đó qua kỳ liên tiếp.
    4. Tài liệu phân tích.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...