Báo Cáo Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    Xây dựng cơ bản là ngành tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng cho nền kinh tế quốc dân, cũng là ngành mũi nhọn trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước. Thành công của ngành xây dựng cơ bản trong những năm qua là điều kiện thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
    Để đầu tư xây dựng cơ bản đạt được hiệu quả cao doanh nghiệp phải có biện pháp thích hợp quản lý nguồn vốn, khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát trong sản xuất. Quá trình xây dựng cơ bản bao gồm nhiều khâu (thiết kế, lập dự án, thi công, nghiệm thu .), địa bàn thi công luôn thay đổi, thời gian thi công kéo dài nên công tác quản lý tài chính thường phức tạp, có nhiều điểm khác biệt so với các ngành kinh doanh khác.
    Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, nhất là khi Luật Doanh nghiệp được sửa đổi, trong khi các doanh nghiệp nhà nước phải thực sự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể là phải tự hạch toán lỗ lãi thì các doanh nghiệp tư nhân cũng trở nên năng động hơn, tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh. Phân tích tài chính nhằm mục đích cung cấp thông tin về thực trạng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn trở thành công cụ hết sức quan trọng trong quản lý kinh tế. Phân tích tài chính cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn tổng quát về thực trạng của doanh nghiệp hiện tại, dự báo các vấn đề tài chính trong tương lai, cung cấp cho các nhà đầu tư tình hình phát triển và hiệu quả hoạt động, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra biện pháp quản lý hữu hiệu.
    Hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng là nội dung quan trọng trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế mở, muốn khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, muốn chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh phần lớn phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả đó sẽ được đánh giá qua phân tích tài chính. Các chỉ tiêu phân tích sẽ cho biết bức tranh về hoạt động của doanh nghiệp giúp tìm ra hướng đi đúng đắn, có các chiến lược và quyết định kịp thời nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
    Trong báo cáo nghiệp vụ với đề tài “Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn” tôi muốn đề cập tới một số vấn đề mang tính lý thuyết, từ đó nêu ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư & xây dựng Hoàng Liên Sơn.
    Khoá luận gồm 3 chương:
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp.
    Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư & xây dựng Hoàng Liên Sơn.
    Chương 3: Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính ở Công ty cổ phần đầu tư & xây dựng Hoàng Liên Sơn.
    Do thiếu kinh nghiệm thực tế và hiểu biết về đề tài còn mang nặng tính lý thuyết nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để báo cáo được hoàn thiện hơn.
    Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tại Công ty. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô Khoa Kinh tế Viện Đại học Mở hn đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập nghiệp vụ này.




    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3

    I. HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 3
    II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 3
    1. Ý nghĩa và mục đích của phân tích tình hình tài chính. 3
    2. Tài liệu dùng làm căn cứ để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 5
    3. Phương pháp phân tích tình hình tài chính. 8
    4. Nội dung phân tích tình hình tài chính 10
    4.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính. 10
    4.2 Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. 10
    4.3 Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn 12
    4.4 Phân tích hình hình công nợ và khả năng thanh toán. 14
    4.5 Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn 15
    4.7 Phân tích tình hình bảo toàn và phát triển vốn 19
    CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG HOÀNG LIÊN SƠN 21
    I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 21
    1. Quá trình ra đời và phát triển 21
    2. Một số đặc điểm về Công ty 22
    2.1. Tổ chức mặt bằng thi công, các yếu tố sản xuất 22
    2.2. Đặc điểm bộ máy quản lý 23
    2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời điểm hiện tại 26

    II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 27
    1. Phân tích các tỷ số tài chính 28
    1.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán 28
    1.2 Các tỷ số về khả năng cân đối vốn 30
    1.3 Các tỷ số về khả năng hoạt động 42
    1.4 Các tỷ số về khả năng sinh lãi 43
    2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 47
    2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 47
    2.3. Phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn kinh doanh 49
    3. Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp 51
    3.1. Đánh giá kết quả 51
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 53
    I. Định hướng phát triển của công ty 53
    II. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính 54
    1. Giải pháp về hoạt động tài chính 54
    3. Giải pháp về công tác tiếp thị đấu thầu 55
    4. Giải pháp đầu tư tăng năng lực sản xuất 55
    KẾT LUẬN 57
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...