Tiểu Luận Phân tích tình hình sử dụng yếu tố sản xuất của Công ty Cổ Phần Lâm Sản Xuất Khẩu Đà Nẵng

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    LỜI MỞ ĐẦU:

    Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Chính vì vậy, ngay từ thời cổ xưa người ta đã thấy sự cần thiết muốn duy trì và phát triển đời sống của mình và xã hội thì phải tiến hành sản xuất những vật dụng, thức ăn đồ mặc, nhà ở như thế nào, muốn sản xuất phải hao phí bao nhiêu sức lao động và phải có những tư liệu sản xuất gì, trong thời gian bao lâu, kết quả sản xuất sẽ phân phối như thế nào v.v . Tất cả những điều đó liên quan đến sản xuất mà con người quan tâm đã đặt ra nhu cầu tất yếu phải thực hiện chức năng quản lí sản xuất. Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có xác định phương hướng mục tiêu đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện có sẵn về các nguồn nhân lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của phân tích kinh doanh để từ bỏ cơ chế đánh giá đầy đủ mặt mạnh yếu trong quản lý doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì quá trình sản xuất là quá trình kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Bởi vì giai đoạn sản xuất chính là giai đoạn tạo ra giá trị thặng dư và nó vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó qua phân tích kinh doanh giúp các nhà doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực tế để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp nhằm huy động mọi khả năng tiềm tàng về lao động, máy móc, . vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao kết quả sản xuất, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
    Qua môn học phân tích hoạt động kết quả kinh doanh và tìm hiểu về Công ty Cổ Phần Lâm Sản Xuất Khẩu Đà Nẵng. Nhóm chúng em đã chọn đề tài “ Phân tích tình hình sử dụng yếu tố sản xuất của Công ty Cổ Phần Lâm Sản Xuất Khẩu Đà Nẵng”, làm đề tài cho bài báo cáo này.Bài làm là sự cộng tác và cố gắng của cả nhóm, tuy nhiên vẫn sẽ tồn tại nhiều sai sót. Qua đây chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cô Ths.Nguyễn Thị Hoài Thương đã tận tình hướng dẫn giúp chúng em hoàn thành bài làm này.
    I.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
    Công ty Cổ phần Lâm sản xuất khẩu Đà nẵng.
    Tiền thân là từ Doanh nghiệp nhà nước thành lập năm 1996 với tên gọi là Công ty Lâm sản xuất khẩu Đà Nẵng. Đến tháng 6/2006 theo quyết định 3877 QD-UBND của UBND TP Đà nẵng v/v chuyển giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động, Công ty đã đổi tên thành Công ty Cổ phần Lâm sản xuất khẩu Đà nẵng.
    1. Công ty tọa lạc trên diện tích rộng gần 2 ha, tại KCN Hòa Cầm trên tuyến quốc lộ 14 B cách cầu vượt Hòa Cầm khoảng chừng 2km.
    2. Tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay là: 400 người.
    3. Đơn vị thành viên: XN Xây dựng và Thương mại Phước Tường.
    4. Qui mô hoạt động : Chế biến lâm sản
    Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, khai thác và chế biến lâm sản xuất khẩu và nội địa.Tư vấn thiết kế, gia công lắp đặt các hệ thống sấy, chế biến và bảo quản lâm sản. Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, Công trình giao thông.
    Những thông tin về hoạt động sản xuất :
    a. Công suất: Từ 120 - 150 conts/ năm,
    b. Sản phẩm chính: Bàn, ghế và các sản phẩm khác sử dụng trong nhà và ngoài trời.
    Nguyên liệu chủ yếu: Bạch đàn, Chò chỉ, , chủ yếu nhập khẩu khoảng 90%. Tất cả đều có chứng nhận khai thác hợp pháp, chứng nhận rừng trồng, chứng nhận FSC, .
    c. Thị trường chính: Trên 95% là xuất khẩu, chủ yếu sang các nước Châu Âu như: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Đan Mạch, Bỉ , Hà Lan . và một số nước Nam Phi
    II.Phần Nội Dung
    1. Khái quát về lao động:
    1.1. Khái niệm lao động
    Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.
    1.2. Tầm quan trọng của lao động:
    Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có ba yếu tố cơ bản: tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động, trong đó, lao động là các yếu tố có tính quyết định.
    Trong tất cả cá chế độ xã hội , việc làm ra của cải vật chất, thỏa mãn tất cả các nhu cầu, các điều kiện về sinh hoạt, sinh tồn của xã hội đều do lao động mà có.
    Lao động là hoạt động chân tay và hoạt động trí óc của con người nhằm biến đổi các vật thể tự nhiên thành những vật thể cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của xã hội.
    Lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
    2.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp.
    2.1.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích tình sử dụng lao động
    Ý nghĩa
    Để tiến hành sản xuất phải có đầy đủ 3 yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Vì vậy, sau khi phân tích tình hình sản xuất về mặt chất lượng, số lượng sản phẩm cần đi sâu phân tích cần đi sâu phân tích các yếu tố của sản xuất, bởi vì việc tổ chức quản lí và sử dụng các yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp.
    Trong 3 yếu tố trên thì sức lao động là yếu tố cơ bản nhất, với tính năng động chủ quan và sức sáng tạo sẵn có nó có ý nghĩa quyết định lớn đến tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất.
    Yếu tố lao động tác động đến sản xuất tổng hợp ở cả 2 mặt là số lượng và chất lượng , cụ thể là só lượng lao động và trình độ sử dụng lao động (năng suất lao động). Sự tác động này được thể hiện bằng công thức sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...