Luận Văn Phân tích tình hình sử dụng vốn cố định tại Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 5 - Đà Nẵng

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
    1. Khái niệm:
    Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kì sản xuất, còn giá trị của nó thì được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất.
    Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các TSCĐ của doanh nghiệp cũng được coi như một loại hàng hoá như mọi hàng hoá thông thường khác. Nó không chỉ có giá trị mà còn có giá trị sử dụng. Thông qua mua bán, trao đổi các TSCĐ có thể được chuyển dịch quyền sở hữu và quyền sử dụng từ chủ thể này sang chủ thể khác trên thị trường.
    2. Đặc điểm:
    Đặc điểm chung của các TSCĐ trong doanh nghiệp là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm với vai trò là các công cụ lao động. Trong quá trình đó hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ là không thay đổi. Song quá trình của nó lại được chuyển dịch dần từ phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Bộ phận giá trị chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được bù đắp mới khi sản phẩm được tiêu thụ.

    II. PHÂN LOẠI TSCĐ
    1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện:
    1.1. Tài sản cố định hữu hình:
    Là những tư liệu lao động chủ yếu được biểu hiện bằng các hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các vật kiến trúc . Những TSCĐ này có thể là từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh.
    1.2. Tài sản cố định vô hình:
    Là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí về đất sử dụng chi phí mua ngoài bằng sáng chế, phát minh hay nhãn hiệu thương mại, giá trị lợi thế thương mại.
    2. Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế:
    2.1. Nhà cửa, vật kiến trúc:
    Là những TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá tình thi công xây dựng nhà xưởng, trụ sở làm việc, nhà kho, tháp nước, hàng rào, sân bay, đường xá, cầu cảng .
    2.2. Máy móc, thiết bị:
    Là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc thiết bị động lực, máy móc công tác, thiết bị chuyên dùng, những máy móc đơn lẻ .
    2.3. Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn:
    Là các loại phương tiện vận tải như phương tiện đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống điện, hệ thống thông tin, đường ống dẫn nước, khí đốt, băng tải .
    2.4. Thiết bị, công cụ quản lý:
    Là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính, thiết bị điện tử, thiết bị, công cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy bút bụi, hút ẩm .
    2.5. Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm:
    Là các vườn cây lâu năm như: vườn chè, vườn cà phê, vườn cây cao su, vườn câu ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh, xúc vật làm việc hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn bò, đàn ngựa.
    2.6. Các loại TSCĐ khác:
    Là toàn bộ các loại TSCĐ khác chưa liệt kê vào 5 loại trên như tác phẩm nghệ thuật, tranh ảnh .
    3. Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng:
    3.1. TSCĐ dùng mục đích kinh doanh:
    Là những TSCĐ dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp.
    3.2. TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng:
    Đó là những TSCĐ do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp (như các công trình phúc lợi), các TSCĐ sử dụng cho hoạt động đảm bảo an ninh, quốc phòng của doanh nghiệp.
    3.3. Các TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước:
    Đó là những TSCĐ doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cho Nhà nước theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
    4. Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng:
    4.1. TSCĐ đang sử dụng:
    Đó là những TSCĐ của doanh nghiệp đang sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, hay an ninh, quốc phòng của doanh nghiệp.
    4.2. TSCĐ chưa cần dùng:
    Là những TSCĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp, song hiện tại chưa cần dùng, đang được dự trữ để sử dụng sau này.
    4.3. TSCĐ không cần chờ thanh lý:
    Là những TSCĐ không cần thiết hay không phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần được thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu.

    III. KHẤU HAO TSCĐ CỦA DOANH NGHIỆP
    1. Hao mòn và khấu hao TSCĐ:
    Là sự giảm dần giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ
    1.1. Hao mòn hữu hình của TSCĐ:
    Là sự hao mòn về vật chất, về giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Về mặt vật chất đó là sự hao mòn có thể nhận thấy được từ sự thay đổi trạng thái vật lý ban đầu ở các bộ phận, chi tiết TSCĐ dưới sự tác động của ma sát, tải trọng, nhiệt độ, hoá chất . Về giá trị sử dụng đó là sự giảm sút về chất lượng, tính năng kỹ thuật ban đầu trong quá trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng được nữa. Muốn khôi phục lại giá trị sử dụng của nó phải tiến hành sửa chữa, thay thế về mặt giá trị đó là sự giảm dần giá trị của TSCĐ cùnh với quá trình chuyển dịch dần từng phần giá trị hao mòn vào giá trị sản phẩm sản xuất. Đối với các TSCĐ vô hình, hao mòn hữu hình chỉ thể hiện ở sự hao mòn về mặt giá trị.
    Nguyên nhân và mức độ hao mòn hữu hình trước hết phụ thuộc vào các nhân tố trong quá trình sử dụng TSCĐ như thời gian và cường độ sử dụng, việc chấp hành các quy phạm kỹ thuật trong sử dụng và bảo dưỡng TSCĐ. Tiếp đến là các nhân tố về tự nhiên và môi trường sử dụng TSCĐ. Ngoài ra mức độ hao mòn hữu hình cũng còn phụ thuộc vào chất lượng chế tạo TSCĐ. Ví dụ như chất lượng nguyên vật liệu được sử dụng trình độ kỹ thuật, công nghệ chế tạo .
    Việc nhận thức rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức hao mòn hữu hình TSCĐ sẽ giúp các doanh nghiệp có biện pháp cần thiết, hữu hiệu để hạn chế nó.
    1.2. Hao mòn vô hình:
    Là sự hao mòn thuần tuý về mặt giá trị của TSCĐ, biểu hiện sự giảm sút về giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Người ta thường phân biệt các loại hao mòn vô hình sau đây:
    1.2.1. Hao mòn vô hình loại 1:
    TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do đã có những TSCĐ như cũ song giá mua lại rẽ hơn. Do đó trên thị trường các TSCĐ cũ bị mất đi một phần giá trị của mình.
    Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 1 được xác định theo công thức:
    V[SUB]1[/SUB] = x 100%
    Trong đó: V[SUB]1[/SUB] : Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 1
    G[SUB]đ[/SUB] : Giá mua ban đầu của TSCĐ
    G[SUB]h[/SUB] : Giá mua hiện tại của TSCĐ
    1.2.2. Hao mòn vô hình loại 2:
    TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do có những TSCĐ mới truy mua với giá trị như cũ nhưng lại hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật. Như vậy do có TSCĐ mới tốt hơn mà TSCĐ cũ bị mất đi một phần giá trị của mình. Đó chính là phần giá trị TSCĐ cũ không chuyển dịch được vào giá trị sản phẩm kể từ khi có TSCĐ mới xuất hiện. Bởi vì khi TSCĐ mới xuất hiện và được sử dụng phổ biến thì điều kiện sản xuất sẽ do các TSCĐ mới quyết định. Phần giá trị chuyển dịch được tính vào giá trị sản phẩm sẽ được tính theo mức của TSCĐ mới. Do đó nếu doanh nghiệp còn dùng TSCĐ cũ để sản xuất thì cứ 1 sản phẩm xuất ra, doanh nghiệp sẽ mất đi phần giá trị chênh lệch giữa mức giá trị chuyển dịch của TSCĐ cũ và TSCĐ mới do không được xã hội chấp nhận tính vào giá trị sản phẩm.
    Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 2 được xác định theo công thức:
    V[SUB]2[/SUB] = x 100%
    Trong đó: V[SUB]2[/SUB] : Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 2
    G[SUB]k[/SUB] : Giá mua của TSCĐ cũ không chuyển dịch được vào
    giá trị sản phẩm
    G[SUB]đ[/SUB] : Giá mua ban đầu của TSCĐ
    1.2.3. Hao mòn vô hình loại 3:
    TSCĐ bị mất giá hoàn toàn do chấm dứt chu kỳ sống của sản phẩm, tất yếu dần đến những TSCĐ sử dụng để chế tạo các sản phẩm đó cũng bị lạc hậu, mất đi tác dụng. Hoặc trong các trường hợp các máy móc thiết bị, quy trình công nghệ . còn nằm trên các dự án thiết kế, các bản dự thảo phát minh song đã trở nên lạc hậu tại thời điểm đó. Điều này cho thấy hao mòn vô hình không chỉ xảy ra đối với các TSCĐ hữu hình mà còn với cả các TSCĐ vô hình.
    Nguyên nhân cơ bản của hao mòn vô hình là sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Do đó biện pháp có hiệu quả nhất để khắc phục hao mòn vô hình là doanh nghiệp phải coi trọng đổi mới kỹ thuật công nghệ sản xuất, ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Điều này có ý nghĩa rất quyết định trong việc tạo ra các lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường.
    1.3. Khấu hao TSCĐ:
    Là việc chuyển dịch phần giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng vào giá trị sản phẩm sản xuất ra theo các phương pháp tính toán thích hợp.
    Mục đích của khấu hao TSCĐ là nhằm tích luỹ vốn để tái sản xuất giản đơn hoặc tái sản xuất mở rộng TSCĐ.
    Về nguyên tắc, việc tính khấu hao TSCĐ phải phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ và đảm bảo thu hồi đầy đủ giá trị vốn đầu tư ban đầu. Điều này không chỉ đảm bảo tính chính xác của giá thành sản phẩm, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình mà còn góp phần bảo toàn được vốn cố định. Biện pháp quan trọng nhất để các doanh nghiệp có thể tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao và quá trình sản phẩm là phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng các TSCĐ trong doanh nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...