Luận Văn Phân tích tình hình sử dụng lao động ở Công ty Giầy Thượng Đình

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích tình hình sử dụng lao động ở Công ty Giầy Thượng Đình
    LỜI NÓI ĐẦU


    Lao động là tài sản quí giá nhất trong mỗi doanh nghiệp . Khi doanh nghiệp đó muốn đứng vững trên thị trường thì phải đánh giá đúng được tình hình sử dụng lao động của mình .
    Lao động là đầu vào của mọi quá trình sản xuất nó cũng là yếu tố tích cực nhất, hoạt động nhất trong quá trình sản xuất vì lao động chính là con người biết suy nghĩ, biết hành động biêt học hỏi các kỹ năng , biết tích luỹ các kinh nghiệm để phục vụ sản xuất.
    Chính vì vậy qui định về sử dụng lao động là một trong những quyết định quan trọng nhất mà ban lãnh đạo công ty phải thông qua. Các quyết định về bố trí sử dụng lực lượng lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình nội bộ trong công ty và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chính vì vậy quyết định về bố trí sử dụng lực lượng lao động là việc thường xuyên phải nghiên cứu, phân tích nắm rõ là hết sức cần thiết đối với bất kỳ công ty nào.
    Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại công ty giày Thượng Đình (ZIVIHA) em đã lựa chọn đề tài:
    “ Phân tích tình hình sử dụng lao động ở Công ty Giầy Thượng Đình ” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
    Mục đích của nghiên cứu chuyê7n đề là đi sâu vào phân tích thực trạng tình hình sử dụng lực lượng lao động của công ty từ đó đưa ra các ý kiến, nhận xét, giải pháp để hoàn thiện tình hình sử dụng lực lượng lao động của công ty được tốt hơn.
    Đối tượng nghiên cứ là việc bố trí sử dụng lực lượng lao động của công ty giầy Thượng Đình để tìm ra các mặt được và mặt chưa được.
    Phương pháp nghiên cứu: Ngoài phương pháp sử dụng lý luận để giải quyết các vấn đề thực tế về sử dụng lao động. Chuyên đề tốt nghiệp của em được kết hợp với việc khảo sát thực tế thông qua phiếu khảo sát điều tra chọn mẫu được gửi tới tận tay lực lượng lao động trong công ty.


    Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận về lao động
    Chương II: Phân tích tình hình sử dụng lực lượng lao động của công ty giầy Thượng Đình.
    Chương III: Một số kiến nghị nhằm tổ chức tốt công tác sử dụng lao động ở công ty giầy Thượng Đình.
    Chuyên đề được hoàn thành còn có nhiều thiếu sót do hạn chế về thời gian và kiến thức. Em rất mong được các thày cô chỉ bảo giúp đỡ để em hoàn thiện tốt đề tài, kiến thức đã được học của mình.
    Em xin chân thành cảm ơn thày giáo Th.S Nguyễn Vĩnh Giang giảng viên Khoa Kinh Tế – Lao Động và Dân Số ĐH Kinh Tế Quốc Dân và cán bộ nhân viên công ty giày Thượng Đình đặc biệt các cô chú anh chị ở phòng Tổ Chức Hành Chính đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành đề tài này.


    MỤC LỤC
    Trang
    Lời nói đầu 1
    Chương I- Cơ sở lý luận về lao động 3
    I- Khái niệm về lực lượng lao động 3
    1. Khái niệm về lao động 3
    2. Khái niệm về sức lao động 3
    3. Vai trò của việc sử dụng sức lao động trong quá trình sản xuất. 4
    4. Bố trí sử dụng lao động trong doanh nghiệp. Vai trò mục đích ý nghĩa 4
    4.1. Bố trí sử dụng lao động trong doanh nghiệp 4
    4.2. Vai trò 5
    4.3. Mục đích 5
    4.4. ý nghĩa 6
    II- Cơ cấu lao động và các chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng lực lượng lao động trong doanh nghiệp. 6
    1. Cơ cấu lực lượng lao động trong doanh nghiệp 6
    1.1. Cơ cấu lao động theo chức năng. 6
    1.2. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn lành nghề. 7
    1.3. Cơ cấu lao động theo tuổi – giới tính. 8
    1.4. Cơ cấu lao động theo nghề 8
    1.5. Cơ cấu lao động theo trình độ văn hoá. 9
    1.6. Cơ cấu lao động theo thâm niên. 9
    2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa sử dụng lực lượng lao động trong doanh nghiệp. 10
    2.1. Chỉ tiêu định lượng. 10
    2.2. Chỉ tiêu định tính. 10
    III- Nội dung phân tích tình hình sử dụng lực lượng lao động trong doanh nghiệp. 12
    1. Phân tích biến động lao động trong doanh nghiệp. 12
    1.1. Phân tích chênh lệch tuyệt đối với số lượng lao động. 12
    1.2. Phân tích chênh lệch tương đối số lượng lao động. 13
    2. Phân tích cơ cấu công nhân viên trong doanh nghiệp. 13
    3. Phân tích cơ cấu nghề nghiệp của lao động trong doanh nghiệp. 14
    4. Phân tích mức độ phù hợp giữa cấp bậc công việc và cấp bậc công nhân theo từng nghề. 14
    5. Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân sản xuất trong doanh nghiệp. 15

    Chương II- Phân tích tình hình sử dụng lao động của công ty giầy Thượng Đình 17
    I- Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất . 17
    1. Lịch sử hình thành và phát triển. 17
    1.1. Lịch sử hình thành 17
    1.2. Các giai đoạn phát triển. 17
    2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 18
    3. Đặc điểm sản xuất của Công ty Giầy Thượng Đình. 20
    3.1. Đặc điểm về ngành và sản phẩm 20
    3.2. Đặc điểm về thị trường. 20
    3.3. Nguyên vật liệu. 20
    3.4. Máy móc thiết bị và công nghệ 21
    3.5. Tiền lương của người lao động. 22
    4. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 24
    4.1. Tình hình tiêu thụ của công ty 24
    4.2. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giầy thượng đình. 27
    II- Phân tích tình hình sử dụng lao động ở công ty giầy thượng đình. 29
    1. Những nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng lao động. 29
    1.1. Yếu tố thuộc bản thân công ty. 29
    1.2. Yếu tố môi trường. 30
    1.3. Yếu tố thuộc về bản thân người lao động 31
    2. Tình hình sử dụng lao động ở công ty giầy Thượng Đình. 31
    2.1. Cơ cấu lao động của công ty giầy thượng đình. 31
    2.2. Phân tích tình hình sử dụng lực lượng lao động ở công ty giầy Thượng Đình. 35
    3. Kết quả khảo sát điều tra tình hình sử dụng lao động của Công ty Giầy Thượng Đình. 44
    3.1. Phương pháp điều tra. 44
    3.2. Kết quả thu được. 44

    Chương III - Một số giải pháp nhằm sử dụng lao động có hiệu quả hơn ở Công ty Giầy Thượng Đình. 50
    1. Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, lành nghề cho người lao động. 50
    2. Hoàn thiện công tác tuyển chọn và bố trí lao động. 53
    3. Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn. 56
    a. Đối với lao động trực tiếp sản xuất 56
    b. Cán bộ quản lý. 57
    4. Hoàn thiện điều kiện lao động và chế độ làm việc nghỉ ngơi. 58
    5. Hoàn thiện công tác định mức. 60
    6. Tạo động lực lao động cho người lao động. 60
    7. Thời gian lao động của công nhân. 61
    8. Hoàn thiện công tác tuyển chọn lao động. 53

    Kết luận 63

    Tài liệu tham khảo 63
     
Đang tải...