Luận Văn Phân tích tình hình sinh đẻ và những biện pháp chủ yếu nhằm ổn định mức sinh ở huyện Thạch Thành tro

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích tình hình sinh đẻ và những biện pháp chủ yếu nhằm ổn định mức sinh ở huyện Thạch Thành trong những năm qua(70 trang)

    Lời mở đầu


    Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình đã chỉ rõ: Sự gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế xã hội, gây khó khăn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt chí tuệ, văn hoá và thể lực của giống nòi. Nếu xu hướng này cứ tiếp tục diễn ra thì trong tương lai không xa đất nước ta sẽ đứng trước khó khăn lớn, thậm chí khó khăn lớn về nhiều mặt.

    Vì vậy làm tốt công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình thực hiện tốt gia đình ít con giảm nhanh tỷ lệ tăng dân số, tiến tới ổn định quy mô dân số là vấn đề quan trọng và bức xúc của đất nước ta và cũng là mối lo chung của toàn cầu.

    Là sinh viên năm thứ tư chuyên ngành Kinh tế lao động – Khoa Lao động và dân số - Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội, sau một thời gian thực tập tại phòng Lao động - Thương binh xã hội huyện Thạch Thành tỉnh Thanh hoá em đã chọn đề tài: ”Phân tích tình hình sinh đẻ và những biện pháp chủ yếu nhằm ổn định mức sinh ở huyện Thạch Thành trong những năm qua”. Với mong muốn tìm hiểu sâu về tình hình sinh đẻ của huyện Thạch Thành, một nhân tố quyết định sự gia tăng dân số của huyện Thạch Thành nói riêng và của Việt nam nói chung, từ đó có một vài ý kiến để thực hiện tốt chủ trương chính sách của Nhà nước, ổn định sự gia tăng dân số phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, bằng cách ổn định mức sinh hợp lý.

    Bài luận văn của em được kết cấu bởi ba phần sau:

    Phần một: Lý luận chung

    Phần hai: Phân tích tình hình sinh đẻ ở huyện Thạch Thành năm 1985- 1999.

    Phần ba : Một số biện pháp nhằm ổn định mức sinh của huyện Thạch Thành.

    Em rất mong được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Lao động và Dân số, đặc biệt là Thạc sỹ Nguyễn Anh Dũng để bài luận văn của em đạt kết quả tốt.

    Em xin chân thành cảm ơn.


    Phần thứ nhất

    Lý luận chung về dân số

    IDận số và sự biến động dân số.

    1Khại niệm.

    Hiểu theo nghĩa hẹp: Bao gồm toàn bộ số người sinh sống trong một khoảng thời gian xác định trên một phạm vi lãnh thổ nhất định (một vùng, một nước, một nhóm nước hoặc cả thế giới).

    Hiểu theo nghĩa rộng: Dân số bao gồm quy mô, cơ cấu, chất lượng và các yếu tố đó luôn biến động tác động qua lại lẫn nhau.


    2Biện động dân số.

    Nghiên cứu động thái của dân số mà tập trung vào quá trình tái sản xuất dân số.

    Tái sản xuất dân số thực chất là quá trình thay thế thế hệ này bằng thế hệ khác, là sự vận động tự nhiên của dân số, thông qua quá trình: kết hôn, sinh, chẹtv.v^'. Dân số luôn luôn có sự biến động, sự biến động đó là do sự tồn tại của các quá trình dân số. Các quá trình dân số diễn ra khác nhau sẽ tạo ra sự biến động dân số khác nhau: Quá trình sinh đẻ và chết, tạo ra sự biến động tự nhiên dân số, còn quá trình di dân thì tạo ra sự biến động cơ học của dân số.

    Tổng hợp sự biến động cơ học là tổng hợp số đi và số đến của một vùng. Còn tăng tự nhiên dân số nói chung là hiệu số giữa số sinh và số chết.


    3Quỵ mô và cơ cấu dân số.

    - Quy mô dân số là số lượng dân số trong một khoảng không gian nhất định ( một nước, một vùng, một địa phương ) và được tính cho một thời điểm, một thời khoảng xác định.

    - Cơ cấu dân số được tính theo tuổi và giới tính

    + Cơ cấu dân số theo giới tính được chia thành nam và nữ. Nó được quyết định bởi các yếu tố như: tỷ lệ giới tính, mức sinh, mức chết, di danv.v^

    + Cơ cấu dân số theo tuổi được chia theo từng độ tuổi, hoặc từng nhóm tuổi và nó cũng được quyết định bởi các yếu tố mức sinh, mức chết, di danv.v^



    IISịnh đẻ và những yếu tố ảnh hưởng.

    1Khại niệm.

    Sinh sản biểu thị sự sinh đẻ của phụ nữ, và có liên quan đến số trẻ em sinh ra sống được mà người phụ nữ có, sinh sản khác với khả năng sinh sản vì: nói đến khả năng sinh sản là khả năng sinh lý của mỗi cặp vợ chồng, còn nói đến sinh sản là nói đến hiện tượng tự nhiên sinh vật.

    Mức sinh sản không chỉ phụ thuộc vào khả năng sinh sản, mà còn chịu ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố khác như:

    -Tuổi kết hôn

    -Thời gian chung sống của các cặp vợ chồng.

    -ý muốn của các cặp vợ chồng.

    -Trình độ phát triển kinh tế, xã hội.

    -Địa vị của người phụ nữ.

    -Việc sử dụng cá biện pháp phòng tránh thai.

    Khả năng sinh sản của người phụ nữ là có giới hạn, thông thường số con tối đa mà trung bình một phụ nữ có thể có về mặt lý thuyết là 15 người, nếu người đó có thể sinh đẻ ở tuổi bắt đầu có khả năng và cho đến khi hết khả năng sinh đẻ ( 15 đến 49).

    Mức sinh đẻ còn phụ thuộc vào điều kiện của từng nước, từng thời kỳ, mặt khác nó còn phụ thuộc rất lớn vào bản thân phụ nữ: Có người sinh ít, có người sinh nhiều, phong tục tập quán, tâm lý xã hội.


    2Cạc chỉ tiêu đánh giá mức sinh.

    Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá mức sinh sản, mỗi chỉ tiêu khác nhau nó phản ánh những đặc điểm khác nhau của hiện tượng sinh. Trong dân số học, khi đánh giá tình hình sinh đẻ, thông thường người ta sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:



    21Tỵ suất sinh thô (CBR)




    CBR =



    Trong đó:

    B: số trẻ em sinh ra trong 1 năm của một nước, một địa phương.

    P: dân số trung bình trong năm của 1 nước ( địa phương )

    B và P phải được xác định trong cùng một khoảng thời gian nhất định nào đó.

    Tỷ suất sinh thô biểu thị số trẻ em sinh ra trong 1 năm so với 1000. người dân. Gọi là thô bởi vì mẫu số bao gồm mọi người dân ở mọi lứa tuổi của cả 2 giới. ở đây số sinh không so sánh với số phụ nữ có khả năng sinh đẻ. Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng của cơ cấu dân số, và nó rất khác nhau ở các vùng, các thời kỳ khác nhau.


    22Tỵ suất sinh chung ( GFR)


    B

    GFR = . 1000

    PW 15-49

    Trong đó:

    B: số trẻ em sinh ta trong 1 năm

    PW 15-49: số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

    Tỷ suất sinh chung ( GFR ) biểu thị số trẻ em sinh ta trong năm của 1000 phụ nữ trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ.

    Để tính được GFR cần có số liệu chi tiết hơn, ngoài số sinh ra trong năm ra, còn phải biết số phụ nữ trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ. Chỉ tiêu này phản ánh được mức độ sinh đẻ của phụ nữ, trong một chừng mực nhất định nó đã tính đến cấu trúc tuổi và giới. Tuy nhiên nó chưa đánh giá cụ thể, chi tiết khả năng sinh đẻ theo từng độ tuổi của phụ nữ.


    23Tỵ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi ( ASFRX )

    Bfx

    ASFRX = .1000

    Pw,x



    Trong đó:

    ASFRx: tỷ suất sinh đặc trưng của độ tuổi x

    Pw,x: số lượng phụ nữ trung bình trong năm của độ tuổi x.

    Bf,x: số trẻ em sinh ra trong năm của những người phụ nữ ở độ tuổi x.

    ASFRx phản ánh mức độ sinh đẻ của từng độ tuổi phụ nữ. Chỉ tiêu này phản ánh mối tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm, của các bà mẹ ở các độ tuổi khác nhau, so với tổng số phụ nữ ở các độ tuổi đó.

    ASFRx: tính được khi có số liệu chi tiết hơn. Thông thường người ta tính tỷ suất sinh đặc trưng cho từng nhóm tuổi phụ nữ. Toàn bộ số phụ nữ trong tuổi có khả năng sinh đẻ được chia thành 7 nhóm tuổi. Mức độ sinh đẻ ở từng nhóm tuổi khác nhau, thông thường ở tuổi 15 đến 19 mức sinh là thấp.


    24Tộng tỷ suất sinh. ( TFR )






    Đây là phương pháp đo mức sinh được các nhà dân số học áp dụng nhiều, và được tính đơn giản nếu chúng ta đã tính được ASFRx.

    TFR là thước đo mức độ sinh và nó không phụ thuộc vào cấu trúc tuổi. Nếu xét bản chất, TFR là số trẻ em bình quân mà 1 phụ nữ có thể có, nếu như bà mẹ đó hoặc thế hệ phụ nữ đó sống được 50 tuổi, và suốt cuộc đời sinh sản của mình có ASFRx như đă xác định cho các độ tuổi khác nhau của những người phụ nữ trong 1 năm.


    25Tỵ suất sinh chung của phụ nữ có chồng ( GMFR )






    Trong đó:

    B: số trẻ em sinh ra trong năm.

    Pw,c( 15 - 49): số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng.

    26Tỵ suất sinh chung hợp pháp ( GIFR )





    Trong đó:

    B1: số trẻ em sinh ra trong năm của phụ nữ có chồng

    Pw,c ( 15- 49): số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.


    27MASFRx.

    Ngoài ra để đánh giá được mức sinh và kiểm soát được hôn nhân. Khi xác định các tỷ suất sinh đặc trưng cho lứa tuổi, nhiều nơi người ta chỉ so sánh những trường hợp sinh hợp pháp và những phụ nữ có chồng. Đó gọi là tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi cho phụ nữ có chồng MASFRx.


    28. TMFR

    Nếu xác định TFR là tổng hợp các tỷ suất sinh theo tuổi thì chúng ta có thể tính được tổng tỷ suất sinh cho phụ nữ có chồng.






    Chỉ tiêu này trong dân số học ít dùng vì trong độ tuổi 15 – 19 nó không phản ánh chính xác mức độ sinh của người phụ nữ.


    29Tỵ số trẻ em so với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ( CWR )



    Chỉ tiêu này phản ánh mối tương quan giữa số trẻ em từ 0 – 4 tuổi và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Nó được tính toán một cách đơn giản, dễ hiểu, không cần số liệu chi tiết cụ thể, không cần theo dõi số sinh thường xuyên hàng năm, không cần cấu trúc của dân số. Nếu mức sinh cao thì CWR càng lớn. Nhưng nó lại rất nhạy bén với báo cáo sai, đặc biệt sai vê tuổi, hơn nữa tỷ số này chịu ảnh hưởng vào mức tử vong của trẻ em.

    3Cạc yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh.


    Mức sinh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trực tiếp hoặc gián tiếp, bao gồm những biến số sinh học, mức chết trẻ sơ sinh và trẻ em, vai trò của phụ nữ, trình độ văn hoá, thu nhập và nhiều biến số khác. Giả thích mức sinh có thể giải thichgiơi' hạn phạm vi một người phụ nữ, hoặc tổng thể dân cư chịu ảnh hưởng của những yếu tố xã hội và kinh tế.

    Mức sinh là biến phụ thuộc, chịu ảnh hưởng của nhiều biến số độc lập khạcCo' nhiều cách phân loại các biến số ảnh hưởng đén mức sinh : có biến số tác động trực tiếp, có biến số trung gian. Những biến số trung gian lại được giải thích bởi một số đo lường những khả năng quyết định trong gia đình. Và một hệ thống biến số môi trường ảnh hưởng đến đặc tính của gia đình.

    31Nhựng biến số trung gian (những nhân tố quyết định gần )

    Những nhân tố sinh học thường ít được chú ý khi nghiên cứu về mức sinh, nhưng thực tế các nhân tố sinh học có vai trò quan trọng trong việc giải thích các nhân tố quyết định mức sinh. Để có một người sinh ra, tất nhiên phải có quan hệ tình dục giữa hai người đã dậy thì và vẫn còn khả năng sinh sản. Tinh trùng và trứng phải được gặp nhau trong môi trường phù hợp, môi trường tử cung phải tốt trong bào thai phát triển. Như vậy khi nghiên cứu về mức sinh phải quan tâm đến tuổi, sức khoẻ, vô sinh, xác suất sẩy thai tự nhiên.

    Daví và Blake là hai nhà nghiên cứu đẫ tạo ra một hệ thống biến số có vai trò trung gian giữa các biến số hành vi và mức sinh . Trong hệ thống của họ có ba loại biến số cần thiết cho tái sinh sản.

    a. chẳng hạn việc sử dụng biện pháp tránh thai, hoặc tình trạng vô sinh.

    b. Những biến số xác định thụ thai sẽ dẫn đến số con sinh sống, chẳng hạn Những biến số xác định xác suất giao hợp, chẳng hạn tuổi kết hôn.

    c. Những biến số xác định xác suất thụ thai nếu có quan hệ tình dục, sẩy thai hoặc nạo thai.

    Sinh sản không thể diễn ra nếu không có quan hệ tình dục, thụ thai và thai nghén thành công. Do vậy nghiên cứu mức sinh nên nói đến cách xử lý những nhân tố này. Những nhân tố này quan trọng kể cả nghiên cứu ở phạm vi vi mô và vĩ mô.

    Bongaart là nhà nghiên cứu dân số học đã trình bày một hệ thống các biến số trung gian, ảnh hưởng của chúng đối với tình trạng mức sinh cao và mức sinh thấp (nghiên cứu vi mô). Theo hệ thống của ông, có 4 loại biến số trung gian:

    a. Tỷ lệ dân số trong quan hệ tình dục ( hôn nhân hoặc sống chung ).

    b. Tỷ lệ người trong quan hệ sử dụng biện pháp tránh thai và hiệu quả của những biện pháp đó.

    c. Độ phổ biến nạo phá thai trong dân số

    d. Khoảng thời gian trung bình cho con bú của dân số.

    Để phân biệt hệ thống này với hệ thống này với hệ thống của Davis và Blake, Bongaart đã gọi 4 biến số trên là các nhân tố quyết định gần.

    32 Những biến số có liên quan đến đặc tình gia đình và hoàn cảnh gia đình.

    Những nhân tố gia đình và hoàn cảnh gia đình là nhóm biến số thứ hai. Trong bậc này có nhiều loại biến số: tuổi, mức chet,ngan^' sách của gia đình, những chi phí và thuận lợi có con, địa vị phụ nữ , thu nhập và sở thích.

    Tuổi là một trong những biến số quan trọng nhất giải thích mức sinh của cá nhân trong phạm vi vi mô. Cơ cấu tuổi là một trong những biến số quan trọng nhất khi giải thích mức sinh phạm vi vĩ mô. Tại cả hai phạm vi, tuổi liên quan chặt chẽ đến các biến số trung gian. Tuổi liên quan dến kết hôn, li hôn, goá, dậy thì, bắt đầu có khả năng sinh đẻ, tần suất giao hợp, xác suất thụ thai và mãn kinh.

    Mức chết ảnh hưởng tới mức sinh thông qua một số cơ chế. Thứ nhất, ảnh hưởng đến số người sống trong tuổi sinh đẻ qua cơ cấu tuổi- giới tính. Tại phạm vi vi mô, số con một cặp vợ chồng đẻ ra có thể chịu ảnh hưởng bởi xác suất sống sót qua tuổi sinh đẻ, không có vợ hoặc chồng, chết sớm. Thứ hai, mức chết của trẻ sơ sinh và trẻ em có thể ảnh hưởng đến mức sinh qua cơ chế sinh học và hành vi. Trong xã hội có mức chết trẻ em cao, thường bố mẹ đẻ nhiều để đảm bảo mặc dù có con bị chết, vẫn còn con chăm sóc bố mẹ khi tuổi già.

    Ngân sách, tài sản và thời gian của một gia đình cũng ảnh hưởng đến mức sinh. Ngân sách giới hạn những hàng hoá mua được. Quỹ thời gian là số giờ hoặc ngày có thể làm việc. Khi có con đòi hỏi có cả vật chất và sử dụng thời gian. Yêu cầu những chi phí và thuận lợi khi có con trong gia đình có thể ảnh hưởng đến mức sinh. Những chi phí do con gây ra rất khó đo lường vì thường không có giao dịch trong thị truờngvề+ lĩnh vực này. Một trong những chi phí quan trọng nhất khi tính chi phí cho con là chi phí cơ hội của người mẹ. Nếu người mẹ đi làm có thể kiếm tiền cho gia đình. Nếu người mẹ đi làm có thể kiếm tiền cho gia đình mình. Nếu người mẹ đó có con sẽ có nhiều ngày không thể đi làm vì phải chăm sóc con. Như vậy, tiền lương phải bỏ ra để có con là chi phí có con. Chi phí có con khác là những chi phí trả cho con ăn, học, khán chữa benh Thuạn^. lợi có thể đo được là những đóng góp về lao động của trẻ em . Tất nhiên, thuận lợi tinh thần không thể đo được.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...