Thạc Sĩ Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cấp độ nông hộ tại thành phố Đà Lạt

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Mit Barbie, 2/11/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
    Danh mục các bảng, biểu
    Danh mục các hình vẽ, đồ thị
    Danh mục các hộp

    MỞ ĐẦU

    Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

    1.1.Cơ sở lý thuyết 1
    1.1.1.Kinh tế nông hộ 1
    1.1.2.Lý thuyết sản xuất 2
    1.1.3.Marketing nông sản 3
    1.1.4.Thương hiệu và xây dựng thương hiệu 7
    1.2.Cây hoa và ngành sản xuất hoa 11
    1.2.1.Vai trò cây hoa 11
    1.2.2.Các yêu cầu tổ chức sản xuất hoa 12
    1.3.Kinh nghiệm tổ chức sản xuất-tiêu thụ hoa của một số nước trên thế giới 14
    1.3.1.Ngành sản xuất hoa của một số nước trên thế giới 14
    1.3.2.Các mô hình tổ chức liên kết sản xuất hoa 16
    1.4.Tóm tắt chương 1

    Chương II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT HOA CỦA NÔNG HỘ TP ĐÀ LẠT

    2.1.Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Thành phố Đà Lạt 19
    2.1.1.Lịch sử phát triển 19
    2.1.2.Điều kiện tự nhiên 20
    2.1.3.Điều kiện kinh tế-xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Đà Lạt 2001-2005 20
    2.1.4.Ngành sản sản xuất hoa tại Đà Lạt 21
    2.2. Phân tích kết quả điều tra các nông hộ sản xuất hoa cắt cành 25
    2.2.1.Tình hình tổ chức sản xuất 25
    2.2.2.Tình hình tổ chức tiêu thụ hoa 31
    2.2.3.Đánh giá hiệu quả sản xuất hoa 38
    2.2.4.Phân tích định lựơng giữa chi phí và diện tích, vị trí đất,
    số năm canh tác 41
    2.3.Phân tích SWOT sản xuất hoa của nông hộ TP Đà Lạt 45
    2.4. Tóm tắt Chương II

    Chương III: GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HOA CỦA NÔNG HỘ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP ĐẾN 2015

    3.1.Điều kiện và xu hướng phát triển 49
    3.1.1.Các điều kiện để phaá triển ngành sản xuất hoa 49
    3.1.2.Xu hướng phát triển ngành hoa 49
    3.2.Một số giải pháp phát triển sản xuất hoa của nông hộ theo hướng công nghiệp 50
    3.2.1.Giải pháp cấp bách đối với các nông hộ trồng hoa 50
    3.2.1.1.Liên kết các nông hộ thông qua việc tham gia HTX kiểu mới
    3.2.1.2.Chuyển giao khoa học kỹ thuật 53
    3.2.1.3.Liên kết xây dựng nhãn hiệu hoa hang hóa và Thöông hieäu hoa Ñaø Laït 57
    3.2.1.4.Hình thành vùng sản xuất hoa chuyên canh và quy họach nông nghiệp công nghệ cao 57
    3.2.2.Giải pháp lâu dài đối với chính quyền TP Đà Lạt 59
    3.2.2.1.Tổ chức kinh doanh du lịch với quảng bá ngành trồng hoa 59
    3.2.2.2.Phát triển thị trường hoa cao cấp trong nước và mở rộng thị trường thế giới 60
    3.2.2.3.Xây dựng Trung tâm giao dịch rau, quả Đà Lạt tiến tới Nâng cấp thành Trung tâm đấu xảo hoa 66
    3.3.Tóm tắt chương III 69
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục

    MỞ ĐẦU

    1.Tính cấp thiết của đề tài

    Trồng hoa ở Đà Lạt đã hình thành và phát triển rất sớm với những vùng
    trồng hoa chuyên canh như khu vực Thái Phiên-Phường 12 và Xuân Thọ trồng các
    loại hoa Cúc; phường 4-phường 5 chuyên trồng các loại hoa Hồng và một số loại
    hoa cao cấp như Lily, Cát Tường; phường 8 có hoa Cẩm Chướng; vùng ven như
    Phường 11, Xuân Trường chuyên trồng hoa Glayơn. Trong 10 năm gần đây, Đà
    Lạt-Lâm Đồng còn thu hút các công ty nước ngoài đầu tư vào ngành trồng hoa như
    Công ty Đà Lạt Hasfram, BoniFram Với 110 ha canh tác hoa năm 1997, Đà Lạt
    đã đạt 520 ha vào năm 2006, tăng gần 5 lần; sản lượng hoa cắt cành đạt 414 triệu
    cành tăng 10 lần. Trong những năm 1996-1997 chủng loại hoa còn đơn điệu và đa
    phần là sử dụng giống cũ thì vào những năm 2006 đã lên con số hàng trăm chủng
    loại nhập nội khác nhau. Hiện nay, công nghệ nuôi cấy mô tạo giống ở Đà Lạt-Lâm
    Đồng đang diễn ra rất phổ biến, dẫn đầu cả nước, chủ yếu trong lĩnh vực trồng và
    nhân giống hoa, với hơn 50 phòng thí nghiệm của Nhà nước, tư nhân và của cả
    những doanh nghiệp sản xuất hoa hàng đầu Châu Á. Những năm qua, bằng công
    nghệ cấy mô, tế bào, những giống hoa mới được tạo ghép thành công ở Đà Lạt đã
    nhanh chóng trở thành giống hàng hóa phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước và
    được xuất khẩu ra một số nước.

    Tuy đạt được những kết quả vượt trội trong những năm qua, nhưng sản xuất
    hoa Đà Lạt đang đối diện nhiều vấn đề nan giải. Sản phẩm hoa của Đà Lạt chủ yếu
    vẫn tiêu thụ nội địa là chính, sản phẩm hoa xuất khẩu hàng năm còn rất khiếm tốn,
    khoảng 80 triệu cành, chiếm 15 % tổng sản lượng hoa sản xuất và phần lớn là do
    các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện; khả năng liên kết, hợp tác để
    cùng phát triển giữa các nhà sản xuất, giữa sản xuất với thị trường, giữa khoa học và
    thực tiễn sản xuất, giữa cơ chế nhà nước với đời sống, tính chất nhỏ lẻ manh mún
    còn thể hiện rất rõ theo lối sản xuất tự phát của các nông hộ, trong khi đối tượng
    này lại là lực lượng chính tạo ra lượng hoa hàng hóa lớn và chủ lực của TP Đà Lạt,
    dẫn đến hoa Đà Lạt không đủ khả năng đáp ứng được những hợp đồng xuất khẩu với những yêu cầu nghiêm ngặt về số lượng và chất lượng( Nguyễn Tri Diện, Chủ
    tịch UBND TP Đà Lạt, 2005.). Sản xuất hoa tăng nhanh về sản lượng, số lượng,
    chủng loại nhưng những vấn đề đặt ra để nâng cao thương hiệu hoa Đà Lạt, tăng
    hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho nông hộ chưa được giải quyết triệt để.
    Chương trình phát triển sản xuất hoa của cả nước được Thủ tướng Chính Phủ
    phê duyệt tại Quyết định số 182/1999/QĐ-TTg và dự kiến đến năm 2010 đưa diện
    tích sản xuất hoa của cả nước lên 8.000 ha, với sản lượng 4,5 tỷ cành, trong đó xuất
    khẩu được 01 tỷ cành, kim ngạch đạt 60 triệu USD. Nói đến xuất khẩu là nói đến
    chất lượng cao và khả năng cung ứng dồi dào, ổn định, Đà Lạt với những lợi thế
    đầy tiềm năng về khí hậu, đất đai, kinh nghiệm, chủng loại là địa bàn có khả năng
    đáp ứng những yêu cầu đó; vì vậy, nếu có những định hướng và những giải pháp
    đầu tư tốt về kỹ thuật sản xuất hoa chất lượng cao và liên kết trong sản xuất-tiêu thụ
    sản phấm thì Đà Lạt không chỉ là trung tâm sản xuất hoa chất lượng cao lớn nhất
    mà còn là nguồn hoa xuất khẩu chủ yếu của cả nước.

    Việt Nam gia nhập WTO, nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành sản xuất hoa
    Đà Lạt nói riêng sẽ gặp những cơ hội và thách thức to lớn. Làm thế nào để ngành
    sản xuất hoa Đà Lạt phát triển mạnh theo hướng công nghiệp trở thành ngành kinh
    tế chủ lực trong tương lai bên cạnh ngành du lịch-dịch vụ. Tại Quyết định 409/QĐ-
    TTg ngày 27/05/2002 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy
    hoạch chung thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận đến năm 2020.
    Trong đó, đã xác định một trong năm tính chất quan trọng của thành phố Đà Lạt là
    khu vực sản xuất hoa chất lượng cao để phục vụ trong nước và xuất khẩu.
    Chương trình hành động số 33-Ctr/Th.U ngày 14/11/2002 của Đảng bộ Thành phố
    Đà Lạt về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thành
    phố Đà Lạt đã xác định mục tiêu phát triển của ngành sản xuất hoa Đà Lạt đến
    2010 đạt yêu cầu về qui mô canh tác 450-500 ha, trong đó chú ý đến việc chuyển
    đổi giống trồng trọt mới cho phù hợp với yêu cầu thị trường tiêu dùng trong nước
    và định hướng tham gia xuất khẩu. Đến nay, mục tiêu về qui mô canh tác hoa đã
    đạt mục tiêu phấn đấu của thành phố. Nhưng hoa Đà Lạt vẫn chưa thể trở thành một
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...