Thạc Sĩ Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cử

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 22/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2011

    MỤC LỤC
    Mục lục Trang
    CẢM TẠ ii
    TÓM TẮT . iv
    ABSTRACT vi
    CAM ĐOAN vii
    MỤC LỤC .viii
    DANH SÁCH BẢNG .xi
    DANH SÁCH HÌNH xiii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xiv
    PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    1.1 Giới thiệu . 1
    1.2 Mục tiêu của đề tài 2
    1.3 Nội dung của đề tài 3
    1.4 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài . 3

    PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    2.1 Tình hình phát triển của nghề nuôi tôm sú (Penaeus monodon) 4
    2.1.1Tình hình nghề nuôi tôm sú trên thế giới và Châu Á . 4
    2.1.2 Tình hình nghề nuôi tôm sú ở Việt Nam . 6
    2.1.3 Tình hình nghề nuôi tôm sú ở ĐBSCL . 7
    2.2 Tình hình sản xuất giống tôm sú trên thế giới và Việt Nam 10
    2.2.1 Tình hình sản xuất giống tôm sú trên thế giới 10
    2.2.2 Tình hình sản xuất giống tôm sú ở Việt Nam . 11
    2.2.3 Tình hình sản xuất giống tôm sú ở ĐBSCL 11
    2.3 Các khái niệm cơ bản trong kinh tế thủy sản . 14
    2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính 15

    PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
    3.1 Phương pháp nghiên cứu 18
    3.1.1 Nguồn thông tin và phương pháp thu thập số liệu 18
    3.1.2 Phân bố mẫu 18
    3.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu . 18
    3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả . 19
    3.2.2 Phương pháp so sánh thống kê 19
    3.2.3 Phân tích hồi qui đa biến . 19
    3.2.4 Sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT. . 20
    3.3 Kế hoạch thực hiện đề tài . 21

    PHẦN 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN . . 22
    4.1 Thông tin chung về các cơ sở sản xuất và ương vèo giống tôm sú 22
    4.2 Thông tin về hoạt động của cơ sở sản xuất giống. . 24
    4.2.1 Qui mô của cơ sở sản xuất 25
    4.2.2 Hoạt động sản xuất giống tôm sú 26
    4.2.2.1. Qui trình và mùa vụ . 26
    4.2.2.2. Nguồn nước và các yếu tố môi trường 28
    4.2.2.3 Nguồn gốc và tiêu chuẩn chọn tôm bố mẹ . 29
    4.2.2.4 Sử dụng tôm bố mẹ và sinh sản nhân tạo . 31
    4.2.2.5 Ương ấu trùng 33
    4.2.2.6 Thu hoạch và tiêu thụ giống . 35
    4.2.3 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong sản xuất giống . 36
    4.2.3.1 Năng suất PL trong sản xuất giống 36
    4.2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất tôm PL của trại SXG 40
    4.3 Thông tin về hoạt động của cơ sở kinh doanh giống 47
    4.3.1 Qui mô của cơ sở kinh doanh giống . 48
    4.3.2 Tình hình kinh doanh của cơ sở ương vèo giống tôm sú 48
    4.3.3 Các chỉ tiêu kinh tế trong ương vèo tôm giống . 52
    4.5 Đánh giá rủi ro trong hoạt động sản xuất giống và ương vèo 55
    4.6 Phân tích ma trận SWOT trong xản xuất và kinh doanh tôm sú giống 57
    4.6.1 Điểm mạnh (Strength) . 58
    4.6.2 Điểm yếu (Weakness) . 58
    4.6.3 Cơ hội (Opportunity) . 59
    4.6.4 Nguy cơ (Threat) . 59
    4.6.5 Phân tích kết hợp các yếu tố . 60
    4.6.5.1 Kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội (S+O) . 60
    4.6.5.2 Kết hợp giữa điểm mạnh và nguy cơ (S+T) . 60
    4.6.5.3 Kết hợp giữa điểm yếu và cơ hội (W+O) . 60
    4.6.5.4 Kết hợp giữa điểm yếu và nguy cơ (W+T) 61
    4.7 Thông tin về công tác quản lí ngành 61
    4.7.1 Tình hình nuôi tôm sú và hoạt động sản xuất, kinh doanh tôm giống 61
    4.7.1.1 Diện tích, sản lượng và năng suất nuôi tôm . 61
    4.7.1.2 Hoạt động sản xuất, kinh doanh tôm giống . 63
    4.7.2 Đánh giá của Quản lý ngành về tình hình sản xuất và kinh doanh giống
    tôm sú . 66
    4.5.3 Một số thuận lợi và khó khăn của nghề sản xuất và kinh doanh giống 67
    PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT. . 71
    5.1 Kết luận 71
    5.1.1 Về sản xuất giống tôm sú 71
    5.1.2 Về ương tôm giống . 71
    5.1.3 Về công tác quản lý ngành 72
    5.2 Đề xuất . 72
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
    PHỤ LỤC . 76

    PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1 Giới thiệ
    u
    Nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong thời gian qua được khẳng định là nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn và ven biển; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và thu hút được sự quan tâm đầu tư của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước. NTTS nói chung, trong đó tôm sú là đối tượng nuôi chính của các tỉnh ven biển, đã chuyển sang sản xuất hàng hóa và đang từng bước trở thành một trong những nghề sản xuất chính.
    Chất lượng và giá trị của các sản phẩm nuôi trồng ngày càng cao trở thành nguồn nguyên liệu chính cho chế biến và đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản chung của cả nước.
    Sản xuất giống (SXG) tôm sú cung cấp cho nghề nuôi tôm sú ở ĐBSCL đã có những tiến triển khả quan; mạng lưới ương nuôi, cung cấp con giống phát triển mạnh mẽ về số lượng, chất lượng giống; tính năng động và linh hoạt của hệ thống cung ứng giống đã góp phần đáng kể vào kết quả nuôi tôm sú ở địa phương; năm 2001, toàn vùng chỉ có 862 trại SXG với sản lượng 3.952 triệu tôm giống, đến năm 2005 đã lên đến 1.280 trại SXG, với sản lượng 12.000 triệu giống tương ứng, chiếm 29,2% số trại SXG và 42,05 % lượng tôm giống sản xuất
    so với cả nước (4.300 trại SXG và 29.000 triệu con tôm giống); sau 6 năm số trại SXG tăng 1,48 lần và sản lượng tôm giống được sản xuất trong vùng tăng 3,04 lần (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009). Năm 2009, ĐBSCL có 1.105 trại SXG tôm nước lợ đang hoạt động, trong đó có 1.100 trại SXG tôm sú và 05 trại SXG tôm chân trắng, đã sản xuất hơn 9 tỷ con giống tôm sú và hơn 250 triệu
    con giống tôm chân trắng (Cục Nuôi trồng thủy sản, 2009). Các tỉnh có năng lực SXG tôm mạnh nhất ở ĐBSCL là Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Kiên Giang và Bến Tre và số lượng giống đó chỉ đáp ứng được 40,5 % nhu cầu của nghề nuôi trong vùng (28.740 triệu con) (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009). Năm 2010 ĐBSCL có 1.220 trại SXG sản xuất 20,915 tỷ tôm giống đáp ứng 50,77% lượng giống thả nuôi (Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL năm 2010).
    Theo Lê Xuân Sinh (2006) vào năm 2000 – 2001 Cần Thơ có khoảng 30 trại SXG tôm sú theo qui trình lọc sinh học, tuần hoàn, có giá bán Post larvae (PL) thường xuyên cao gấp 1,5 – 2 lần so với tôm giống thông thường. Năm 2005 Cần Thơ chỉ còn 13 trại SXG tôm sú ứng dụng qui trình lọc sinh học, tuần hoàn đem lại hiệu quả cao cung cấp giống sạch của vùng ĐBSCL (Nguyễn Thanh Phương, 2005). Năm 2010 số trại SXG tôm sú tăng lên 20 trại (Chi cục Thủy sản Cần Thơ, 2010).
    Vùng ĐBSCL được đánh giá có các điều kiện về đất đai, nguồn nước, thổ nhưỡng, khí hậu rất phù hợp phát triển nuôi tôm chân trắng (TCT); tuy nhiên để nuôi tôm TCT đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư đúng mức từ công tác quản lý, đến nghiên cứu và triển khai sản xuất; hiện nay giống TCT phục vụ nuôi thương phẩm đang còn bị động, hầu hết là nhập khẩu (phần lớn từ
    Trung Quốc); công nghệ nuôi TCT ở Trung Quốc, Thái Lan đạt được ở trình độ cao; do đó chúng ta phải đối mặt với việc cạnh tranh về giá, thị trường tiêu thụ. Vì thế, tôm sú vẫn là đối tượng nuôi chủ lực ở vùng ĐBSCL (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009).
    Hằng năm vào mùa thả tôm sú, nhất là tháng 11-12 và tháng 2-4 dương lịch, việc phải nhập giống với số lượng lớn, rải rác trên địa bàn rộng, nguồn giống nhập đa dạng, gây khó khăn cho hoạt động kiểm soát chất lượng con giống, công tác kiểm dịch tôm giống còn nhiều bất cập, chưa chặt chẽ, việc khai báo kiểm dịch trước khi xuất bán chưa được các cơ sở sản xuất, đại lý cung cấp tôm giống thực hiện
    nghiêm túc. Vì thế đề tài: “ Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long” là cần thiết để đánh giá năng lực cũng như hiệu quả của hệ thống sản xuất kinh doanh tôm sú giống trong vùng.

    1.2 Mục tiêu của đề tài
    Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là phân tích tình hình cung cấp và tiêu thụ giống tôm sú, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất và tiêu thụ giống tôm sú cũng như công tác quản lý ngành để phục vụ cho sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm sú ở đây.

    Mục tiêu cụ thể:
    (1) Mô tả và phân tích tình hình sản xuất giống, cung cấp và quản lý giống tôm sú ở cấp độ vùng.
    (2) Phân tích các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của các trại sản xuất giống và cơ sở ương, vèo giống tôm sú.
    (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận của cơ sở sản xuất và ương, vèo giống tôm sú.
    (4) Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như công tác quản lý tôm sú giống ở ĐBSCL.
    xi
     
Đang tải...