Luận Văn phân tích tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2001 - 2010

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [​IMG]CHƯƠNG 1
    GIỚI THIỆU


    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
    Trong thời gian qua, người lao động nông thôn gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ nông sản. Đặc biệt đối với người dân trồng mía ở Hậu Giang họ phải đối mặt với tình hình biến động của giá cả, và tình trạng nông sản đã đến lúc thu hoạch, hoặc thu hoạch xong mà vẫn chưa tìm ra được đầu ra cho sản phẩm. Đáng ngại hơn, cây mía là cây trồng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh và đóng vai trò to lớn trong việc tạo thu nhập cho người dân trong tỉnh. Thêm vào đó, do đặc điểm sản xuất của nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiên tự nhiên, diện tích gieo trồng trải dài trên diện rộng và sản phẩm nông nghiệp không thể tồn trữ lâu trong điều kiện nông hộ mà thu hoạch thì lại "rộ", nên người nông dân thường bị ép giá họ phải bán tháo, bán chạy sản phẩm ra thị trường để tránh tình trạng mất trắng không thu được gì.
    Hậu Giang là tỉnh mới được chia tác từ tỉnh Cần Thơ cũ, nên được xem là tỉnh còn yếu kém phát triển hơn các tỉnh khác trong nước. Hậu Giang hiện có gần 85% dân số và trên 79% lao động đang sinh sống và làm việc trong khu vực nông nghiệp và nông thôn. Có thể nói nông nghiệp là ngành kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của đại bộ phận dân cư trong tỉnh. Thu nhập hàng năm của người dân tương đối thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của họ. Trong khi đó để có thể thu hoạch được một vụ mùa nông sản nói chung thì phải mất khoảng thời gian dài như: mía 8 đến 9 tháng, . trong suốt thời gian này người nông dân không thể trồng xen canh thêm cây trồng khác để tăng thu nhập, hạ giá thành, còn nếu có thì chỉ số lượng nhỏ không đáng kể.



    [​IMG]1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    1.2.1. Mục tiêu chung

    Thông qua đề tài nghiên cứu để thấy được thực trạng của việc sản xuất mía của

    Hậu Giang trong giai đoạn từ 2005 đến 2009

    1.2.2. Mục tiêu cụ thể

    Vì mía là mặt hàng nông sản chủ lực có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân trong tỉnh nên mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
    - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.

    - Thấy được mức thu nhập của người dân sản xuất mía của tỉnh như thế nào.

    - Đề ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất mía ở Hậu Giang

    1.3. PHẠM VI NGHÊN CỨU

    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng của việc sản xuất đối với cây mía ở

    Hậu Giang trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2009

    1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

    Lược khảo tài liệu nghiên cứu là đề tài nghiên cứu khoa học về công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn ở huyện Ô Môn thành phố Cần Thơ.
    “Tạo thị trường tiêu thụ cho nông sản ở huyện Ô Môn - Cần Thơ” năm 2000, ban chủ nhiệm Trường Đại Học kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, chủ nhiệm đề tài Võ Thanh Thu, bài viết đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp logic học, phương pháp quy nạp để nói lên tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản ở huyện Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Qua đó tác giả đã đưa ra những giảp pháp nhằm tạo thị trường tiêu thụ cho nông sản nhưng bài viết chưa đưa ra được những chỉ số kinh tế nhằm thể hiện hiệu qủa sản xuất của nông sản ở huyện Ô Môn như thế nào.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...