Luận Văn Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tại sản cố định (tại sản cố định) tại Công ty Du lịch Dịch vụ

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Bống Hà, 13/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Đại hội Đảng VI đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử kinh tế Việt nam: nền kinh tế đang chuyển mình từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Cơ chế thị trường đã mở ra nhiều cơ hội, cũng như những thách thức mới đối với nền kinh tế Việt nam nói chung, và đối với từng doanh nghiệp , từng tổ chức kinh tế nói riêng.
    Với một nước nghèo, lạc hậu, bị ngủ quên hàng trăm năm trong ách đo hộ của Phong kiến phương Bắc như Việt nam , thì việc chuyển sang kinh tế thị trường cần một sự nỗ lực rất lớn về tài lực, vật lực của tất cả cộng đồng , mà mỗi doanh nghiệp , công ty, tổ chức kinh tế là những tế bào góp phần làm sống lại và phát triển nền kinh tế Việt nam .
    Tuy nhiên, trong những năm gần đây vấn đề đổi mới công nghệ sản xuất đang được nhiều doanh nghiệp nước ta quan tâm sâu sắc. Bởi lẽ hầu hết các máy móc, dây chuyền thiết bị công nghệ của ta đều đã quá cũ kỹ lạc hậu; sản phẩm làm ra giá thành cao mà chất lượng lại thấp; đấy là chưa kể đến một loạt những mặt yếu kém như tiêu thụ năng lượng nhiều, công suất thấp mà lại còn gây ô nhiễm môi trường. Do đó để tồn tại và phát triển bắt buộc các doanh nghiệp, trong thời kì chuyển từ bao cấp sang cơ chế thị trường, phải đổi mới toàn diện về mọi mặt.
    TSCĐ là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất , nó là tư liệu lao động để truyền lao động của con người đến đối tượng lao động , đồng thời giảm được hao phí sức lao động của con người , nâng cao năng suất lao động
    Các thiết bị sản xuất sử dụng trong doanh nghiệp, trong quá trình sản xuất, bị giảm dần về cả gía trị lẫn giá trị sử dụng. Đó là quá trình chuyển dần giá trị của tài sản cố định ( TSCĐ ) vào thành phẩm tạo thành một phần của giá trị sản phẩm sản xuất ra theo mức độ hao mòn, và được hạch toán vào giá thành sản phẩm sản xuất. Hao mòn của tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh là tất yếu khách quan do ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và các yếu tố xã hội. Hao mòn đó được thu hồi lại dưới hình thức khấu hao tài sản cố định để doanh nghiệp có thể quay vòng vốn tạo điều kiện cho việc mua sắm các thiết bị khác cũng như là mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Trích khấu hao là một biện pháp quan trọng nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn của tài sản cố định nhằm tái đầu tư TSCĐ. Nhưng việc quản lý và sử dụng TSCĐ sao cho có hiệu quả lại là quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp . Nếu việc quản lý TSCĐ lỏng lẻo, sử dụng TSCĐ không hợp lý thì dễ dàng không thu đủ tiền vốn mà máy móc thiết bị đã hư hỏng, lạc hậu không kinh doanh được hoặc hoạt động kinh doanh không có hiệu quả; điều này sẽ dẫn doanh nghiệp đến bờ vực phá sản.
    2. Muc tiêu tổng quát
    Từ những trăn trở trên thực tế của Công ty Du lịch Dịch vụ - Xuất nhập khẩu Phú Thọ, sau khi được học tập và nghiên cứu tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Tỉnh Phú Thọ, được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cô giáo - TS Kim Thị Dung, cùng với việc thực tập thực tế tại Công ty Du lịch Dịch vụ - Xuất nhập khẩu tỉnh Phú Thọ, em mạnh dạn chọn nghiên cứu và trình bày đề tài: “Phân tích tình hình quản lý và sử dụng Tài sản cố định (TSCĐ) tại Công ty Du lịch Dịch vụ - Xuất nhập khẩu Phú thọ”
    Mục tiêu cụ thể của việc nghiên cứu:
    Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng TSCĐ của Công ty Du lịch Dịch vụ - Xuất nhập khẩu tỉnh Phú Thọ trong những năm qua . Từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và sử dụng TSCĐ ở Công ty Du lịch Dịch vụ - Xuất nhập khẩu tỉnh Phú Thọ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...