Chuyên Đề Phân tích tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại NH thương mại cổ phần xăng dầu Petrolim

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

    1.1 Một số khái niệm.
    1.1.1 Ngân hàng thương mại.
    Ở Việt Nam cũng như các nước khác, khi định nghĩa về NHTM đều có đặc điểm chung là dựa trên chức năng và phương thức hoạt động.
    Ở Mỹ : NHTM là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động cho ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
    Ở Ấn Độ : NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ các khoản đầu tư.
    Theo điều 20 khoản 2 và 7 Luật các tổ chức tín dụng (22/12/1997) “NHTM là một tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Hoạt động ngân hàng là một hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán”.
    1.1.2 Thương mại điện tử.
    TMĐT xuất hiện cùng với hộ cập mạng Internet và máy tính cuối những năm 1990 đầu những năm 2000. TMĐT được biết đến với nhiều tên gọi, phổ biến nhất là Thương mại điện tử bên cạch đó là các tên gọi như : Kinh doanh điện tử, Thương mại phi giấy tờ, Marketing điện tử. Ở Việt Nam, TMĐT thường được hiểu theo cả hai nghĩa hẹp và rộng.
    Theo định nghĩa hẹp : TMĐT là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông.
    Theo nghĩa rộng : TMĐT là việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông vào các hoạt động quản lý và kinh doanh.
    Tóm lại, TMĐT (còn gọi là E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện và mạng viễn thông đặc biệt là qua máy tính và mạng Internet.
    TMĐT một yếu tố hợp thành của “nền kinh tế số hóa” là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương tiện điện tử. Là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn gọi là thương mại không giấy tờ).
    1.1.3 Dịch vụ ngân hàng điện tử.
    Với dịch vụ Ngân hàng điện tử, khách hàng có khả năng truy nhập từ xa để thu thập thông tin, thực hiện các giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên các tài khoản lưu ký tại Ngân hàng và đăng ký sử dụng các dịch vụ mới.
    Dịch vụ Ngân hàng điện tử là một hệ thống phần mềm vi tính cho phép khách hàng tìm hiểu hay mua dịch vụ Ngân hàng thông qua việc nối mạng máy vi tính của mình với Ngân hàng.
    Có nhiều khái niệm về dịch vụ Ngân hàng điện tử, các khái niệm trên thông qua các dịch vụ cung cấp hoặc qua kênh phân phối điện tử. Khái niệm đó có thể đúng ở từng thời điểm nhưng không thể khái quát hết được cả quá trình lịch sử phát triển cũng như tương lai phát triển của Ngân hàng điện tử. Do vậy, nếu coi Ngân hàng cũng như một thành phần của kinh tế điện tử, một khái niệm tổng quát nhất về Ngân hàng điện tử được diễn đạt như sau : “Ngân hàng điện tử là Ngân hàng mà tất cả các giao dịch giữa Ngân hàng và khách khàng (cá nhân và tổ chức) dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ Ngân hàng”.
    1.2 Sự phát triển của ngân hàng điện tử .
    1.2.1 Các giai đoạn phát triển của ngân hàng điện tử.
    Năm 1989, Ngân hàng tại Mỹ (WellFargo) lần đầu tiên cung cấp dịch vụ Ngân hàng qua mạng, đến nay có rất nhiều tìm tòi thử nghiệm thành công cũng như thất bại trên con đường xây dựng hệ thống Ngân hàng điện tử hoàn hảo, phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Tổng kết những mô hình đó, nhìn chung hệ thống Ngân hàng điện tử phát triển qua các giai đoạn sau :
    · Website quảng cáo (Brochure-Ware) : là hình thái đơn giản nhất của Ngân hàng điện tử. Hầu hết các Ngân hàng khi mới bắt đầu xây dựng Ngân hàng điện tử là thực hiện theo mô hình này. Việc đầu tiên chính là xây dựng một website chứa những thông tin về Ngân hàng, về sản phẩm lên trên mạng nhằm quảng cáo, giới thiệu, chỉ dẫn, liên lạc thực chất đây chỉ là kênh quảng cáo mới ngoài những kênh thông tin truyền thống (báo chí, truyền hình ), mọi giao dịch của Ngân hàng vẫn thực hiện qua hệ thống phân phối truyền thống đó là các chi nhánh Ngân hàng.
    · Thương mại điện tử (E-Commerce) : với thương mại điện tử Ngân hàng sử dụng Internet như một kênh phân phối mới cho những dịch vụ truyền thống như : xem thông tin tài khoản, nhận thông tin giao dịch chứng khoán Internet chỉ đóng vai trò như một dịch vụ cộng thêm cho khách hàng. Hầu hết, các Ngân hàng vừa và nhỏ đang ở hình thái này.
    Quản lý điện tử (E-Business) : trong hình thái này các xử lý cơ bản của Ngân hàng cả ở phía khách hàng (front-end) và phía người quản lý (back-end) đều được tích hợp với Internet và các kênh phân phới khác. Giai đoạn này được phân biệt bởi sự gia tăng về sản phẩm và chức năng của Ngân hàng với sự khác biệt với sản phẩm theo nhu cầu và quan hệ của khách hàng đối với Ngân hàng. Hơn thế nữa, sự phối hợp chia sẽ dữ liệu giữa hội sở Ngân hàng và các kênh phân phối như chi nhánh, mạng Internet, mạng không dây giúp cho việc xử lý yêu cầu và phục vụ khách hàng được nhanh chóng v
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...