Chuyên Đề Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành những cơ hội cho quá trình đổi mới và phát triển của nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng cũng ngày càng phát triển và đa dạng nhiều hình thức. Ngành ngân hàng được xem là một trong những ngành góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế đất nước. Do đó, sự phát triển của các tổ chức tín dụng mà đặc biệt là hệ thống ngân hàng sẽ hỗ trợ cho nền kinh tế phát triển nhanh hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của nền kinh tế, góp phần làm giảm tỷ lệ đói nghèo ở thành thị và nông thôn, từng bước làm thay đổi đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Tuy nhiên, để có nguồn vốn đáp ứng kịp thời cho nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của người dân, các tổ chức tín dụng cũng như hệ thống ngân hàng phải hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn.

    Ngày nay vẫn còn nhiều quan niệm “người đâu của đó, tiền giữ bên mình vẫn hơn”. Nhiều cá nhân, đơn vị tổ chức thiếu vốn kinh doanh trong khi nhiều cá nhân, đơn vị lại có một số vốn nhàn rỗi chưa được đưa vào trong lưu thông, từ đó đồng tiền không được lưu thông liên tục, làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Với vai trò là trung gian tài chính, là nơi tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, là chiếc cầu nối giữa nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn để Ngân hàng có thể đem nguồn vốn từ các cá nhân, tổ chức không có nhu cầu sử dụng vốn và biến nó thành nguồn vốn tín dụng cho vay đến các cá nhân, đơn vị tổ chức kinh doanh có nhu cầu về vốn kịp thời đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất, phát triển kinh tế.

    Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng ngày trở nên sôi nổi và quyết liệt hơn. Do đó, mục tiêu của các nhà quản trị ngân hàng cần phải làm gì để có thể nâng cao được hiệu quả kinh doanh, đồng thời hạn chế tối thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh tiền tệ. Cũng như những ngân hàng khác Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông cũng phải không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn nhất là trong công tác huy động vốn.

    Để làm chiếc cầu nối giữa ngân hàng và những người có vốn mà không biết sử dụng như thế nào cho hiệu quả , tôi muốn tiếp cận tìm hiểu và chia sẽ những kiến thức mà tôi biết về một trong hai mảng lớn trong nghiệp vụ ngân hàng đó là nghiệp vụ huy động vốn. Thực trạng huy động vốn của ngân hàng ra sao, ngân hàng đã làm gì để có đủ vốn để cung ứng cho nền kinh tế, ngân hàng cần phải làm gì để làm tăng uy tín của ngân hàng đối với khách hàng và làm tăng mức độ tin cậy của người dân khi tiếp cận giao dịch với ngân hàng. Và đó cũng chính là nội dung mà tôi muốn đề cập trong chuyên đề: “ Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông”.

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu.

    - Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mê Kông.

    - Rút ra những mặt đạt được và hạn chế trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

    - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động huy động vốn của ngân hàng trong thời gian sắp tới đạt hiệu quả tốt hơn.

    1.3. Phương pháp nghiên cứu.

    - Phương pháp thu thập thông tin, số liệu:

    + Thu thập số liệu liên quan đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

    + Trao đổi với các cán bộ trong phòng kế toán – tín dụng của Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông.

    - Phương pháp xử lý thông tin - số liệu:

    + Phương pháp phân tích , tổng hợp số liệu.

    + Sử dụng các phương pháp so sánh.

    + Sử dụng các chỉ tiêu tài chính có liên quan.

    - Tham khảo tài liệu từ các chuyên đề, khóa luận của các anh chị khóa trước, từ sách báo, internet .

    1.4 Phạm vi nghiên cứu.

    Do thời gian và điều kiện tiếp cận với Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông có giới hạn, hơn nữa kiến thức và kinh nghiệm trong việc nghiên cứu đề tài này còn nhiều hạn chế. Nên đề tài chủ yếu dựa trên các báo cáo của ngân hàng, chưa có điều kiện tìm hiểu tình hình thực tế để có thêm kiến thức sâu hơn vế ngân hàng. Do đó trong chuyên đề này tôi chỉ đề cập đến hoạt động huy động vốn mà cụ thể là huy động vốn qua hình thức tiền gửi, xem xét tình hình biến động nguồn vốn, phân tích tình hình huy động vốn thông qua các chỉ số tài chính của Ngân hang TMCP Phát Triển Mê Kông trong 3 năm 2007,2008,2009.

    1.5. Kết cấu nội dung đề tài

    Đề tài được chia thành các phần chính sau:

    Chương 1: Mở đầu

    Trình bày các vấn đề: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục của đề tài.

    Chương 2: Cơ sở lý thuyết

    Chương này đề cập cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài để người đọc có thể theo dõi và hiểu rõ nội dung của đề tài, bao gồm: một số khái niệm liên quan và các chỉ số để đánh giá.

    Chương 3: Giới thiệu về ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông

    Chương này giới thiệu khái quát về các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng với kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2007, 2008, 2009), cùng với các mục tiêu cho hoạt động sắp tới của ngân hàng.

    Chương 4: Phân tích tình hình huy đông vốn tại ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông.

    Trong chương này sẽ cho biết tình hình huy huy động vốn, những thuận lợi và khó khăn trong công tác huy động vốn của ngân hàng.

    Chương 5: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động vốn của Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông.

    Chương 6: Kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...