Luận Văn Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL (MHB) chi nhánh Cần Thơ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL

    chi nhánh Cần Thơ

    CHƯƠNG I GIỚI THIỆU

    1.1Sự cần thiết của đề tài

    Việt Nam từ khi hội nhập đến nay, nền kinh tế đã có nhiều bước phát triển vượt bậc về mọi mặt. Đồng thời, đời sống nhân dân cũng được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Với chính sách kinh tế thị trường mở cửa, nền chính trị ổn định, giàu tiềm lực về tài nguyên và con người, đất nước ta đã thật sự trở thành khu vực kinh tế đầy triển vọng và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Theo Tổng cục thống kê, hai tháng đầu năm 2008, cả nước đã có 43 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép, với tổng vốn đăng ký gần 120,4 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta trong hai tháng đầu năm nay lên 742,2 triệu USD. Qua tình hình thực tế cho thấy, lượng vốn đổ vào nước ta là rất lớn. Vì vậy, chúng ta cần phải có một cơ chế chính sách quản lý tiền tệ thật tốt để tận dụng được các nguồn vốn này một cách hiệu quả nhất.

    Ngân hàng thương mại (NHTM) với chức năng là tổ chức tài chính trung gian đưa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Qua hoạt động này, NHTM đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu về vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Như vậy, hệ thống ngân hàng có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, trong quá trình thực hiện chính sách điều tiết vốn cho nền kinh tế của nước ta.

    Thị trường tài chính ở nước ta hiện nay đang phát triển rất mạnh với những kênh huy động vốn hấp dẫn như: thị trường chứng khoán, công ty tài chính, . cùng hàng loạt sản phẩm-dịch vụ tài chính, phi tài chính ra đời và phát triển mạnh mẽ. Trong đó, các sản phẩm như chứng khoán, vàng, bất động sản và tiền gởi tiết kiệm của các tổ chức tín dụng (TCTD) đang là những sản phẩm đầu tư hấp dẫn nhất hiện nay. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, các NHTM phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh mới trong quá trình hoạt động và phát triển Và ngay trong chính nội bộ hệ thống ngân hàng cũng diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa các TCTD như: các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) và các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN). Bên cạnh đó,
    Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL

    chi nhánh Cần Thơ

    hiện nay kinh tế nước ta lạm phát tăng cao, giá cả leo thang, để kiềm chế lạm phát ngân hàng nhà nước (NHNN) đã đưa ra chính sách tiền tệ thắt chặt, rút tiền từ trong lưu thông, hạn chế lạm phát. Chính sách này gây nên tình trạng khát vốn ở một số NHTM, làm cho các tổ chức này lao vào cuộc cạnh tranh huy động vốn với hàng loạt các cách thức như tăng lãi suất huy động cao hơn so với mặt bằng lãi suất, tung ra rất nhiều chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng đặc biệt, Như vậy, khi hoạt động trong môi trường đầy áp lực cạnh tranh huy động vốn như hiện nay, các NHTM phải tăng cường khả năng huy động vốn tại chỗ. Vì nguồn vốn này là một trong những nguồn vốn hoạt động quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các TCTD.

    Mặt khác, theo qui định của luật ngân hàng sửa đổi thì từ ngày

    31/12/2008, điều kiện để một NHTMCP tiếp tục được hoạt động là vốn điều lệ

    tối thiểu phải đạt 1.000 tỷ đồng. Và kèm theo nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 05/12/2006 của chính phủ về vốn điều lệ tối thiểu của các NHTMCP vào ngày 31/12/2010 phải đạt 3.000 tỷ đồng mới được tiếp tục hoạt động. Trong khi đó, thì các NHTMNN lại đang trong tiến trình cổ phần hóa và một khi đã cổ phần hóa xong thì các ngân hàng này cũng phải chấp hành các qui định về vốn điều lệ như đối với các NHTMCP do chính phủ ban hành. Chính vì thế, các NHTMNN cần phải hoạt động tích cực và có hiệu quả hơn nữa để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhằm tăng vốn điều lệ đảm bảo đúng tiến trình cổ phần hóa. Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL (MHB), bản thân là một NHTMNN nên cũng không nằm ngoài xu hướng này. Như vậy, MHB cần phải có một chính sách huy động vốn thật tốt với chi phí thấp nhất và nguồn vốn huy động tại chỗ là một

    nguồn vốn có thể tranh thủ được một cách nhanh nhất, tốt nhất với giá rất rẻ. Từ việc tìm hiểu trên tôi nhận thấy đây là vấn đề hấp dẫn, mang tính chất thời sự, nên quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
    Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL

    chi nhánh Cần Thơ

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    1.2.1 Mục tiêu chung:.

    Đánh giá được thực trạng huy động vốn tại chi nhánh Cần Thơ của MHB. Từ đó, đề xuất các giải pháp góp phần triển khai công tác huy động vốn tại chi nhánh hiệu quả hơn và nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh trong lĩnh vực này với các TCTD trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ hiện nay.

    1.2.2 Mục tiêu cụ thể:

    Để thực hiện được mục tiêu chung của đề tài, trước hết đề tài cần đạt được các mục tiêu cụ thể như sau:

    * Tìm hiểu tổng quan về tình hình hoạt động chung của chi nhánh MHB tại Cần Thơ.

    * Phân tích tình hình huy động vốn của chi nhánh thông qua số liệu thống kê 3 năm 2005-2007 và xác định các rủi ro trong huy động vốn mà chi nhánh phải đối mặt trong tình hình kinh tế hiện nay.

    * Xác định những thuận lợi và khó khăn trong công tác huy động vốn tại chi nhánh. Từ đó, đề xuất các giải pháp, kiến nghị.

    1.3 Phạm vi nghiên cứu:

    Do thời gian thực tập ở chi nhánh MHB tại Cần Thơ chỉ kéo dài trong vòng 3 tháng, nên đề tài chỉ thực hiện phân tích số liệu tại chi nhánh từ năm 2005 đến năm 2007 và do phòng nguồn vốn cung cấp.

    Trong đề tài này, đối tượng phân tích chủ yếu là: số liệu trong bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, số liệu trong huy động vốn.

    1.4 Lược khảo tài liệu tham khảo

    Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã tham khảo qua các tài liệu như: 1) Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Cà Mau”, Năm 2007, Sinh viên thực hiện Huỳnh Thị Thúy Phượng, Lớp TC-TD 02, K29

    Luận văn này đi sâu phân tích tình hình huy động vốn tại chi nhánh, phân tích môi trường bên trong và bên ngoài để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng cũng như các cơ hội thách thức đối với công tác huy động vốn của ngân hàng. Từ đó
    đề ra chiến lược huy động vốn và các biện pháp thực hiện chiến lược này, góp phần làm cho công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn có hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo.

    2) Tiểu luận tốt nghiệp “Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ”, Năm 2007, Sinh viên thực hiện Trần Cẩm Thúy, Lớp Kế Toán-NH5B.

    Tiểu luận này đi sâu phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng, tìm ra những thuận lợi và khó khăn, đề xuất giải pháp, kết luận kiến nghị góp phần nâng cao công tác huy động vốn tại chi nhánh.

    Từ việc tham khảo những luận văn này, giúp tôi nắm được cách thức trình bày một luận văn như thế nào cho đúng, biết sơ lược về nội dung và cách thức phân tích số liệu của tác giả trong đề tài. Từ đó, tôi đúc kết nên kinh nghiệm của riêng mình để thực hiện luận văn tốt hơn.

    MỤC LỤC
    Trang

    CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU .1

    1.1Sự cần thiết của đề tài 1

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu .3

    1.2.1 Mục tiêu chung 3

    1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

    1.3 Phạm vi nghiên cứu 3

    1.4 Lược khảo tài liệu tham khảo .3

    CHƯƠNG II" class="mceSmilieSprite mceSmilie7" alt=":p" title="Stick Out Tongue :p">HƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .5

    2.1 Phương pháp luận .5

    2.1.1 Khái niệm và phân loại nguồn vốn của NHTM 5

    2.1.2 Các hình thức huy động vốn 6

    2.1.3 Những rủi ro đối với nguồn vốn huy động 8

    2.1.4 Các chỉ số tài chính sử dụng trong phân tích số liệu của đề tài .8

    2.1.5 Phương pháp so sánh số tuyệt đối, số đối tương sử dụng trong

    phân tích của đề tài .9

    2.2 Phương pháp nghiên cứu 10

    2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 10

    2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .10

    CHƯƠNG III:ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH CẦN THƠ 11

    3.1 Khái quát về ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ 11

    3.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của ngân hàng MHB

    chi nhánh Cần Thơ 11

    3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của chi nhánhMHB tại

    Cần Thơ 12

    3.1.2.1 Về công tác huy động vốn 12

    3.1.2.2 Về hoạt động tín dụng 13

    3.2 Cơ cấu tổ chức 14

    3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 14
    3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận .14

    3.2.2.1 Ban Giám Đốc 14

    3.2.2.2 Phòng Hành Chánh Nhân Sự 15

    3.2.2.3 Phòng Nghiệp Vụ Kinh Doanh .15

    3.2.2.4 Phòng Kế Toán-Ngân Quỹ .16

    3.2.2.5 Phòng Nguồn Vốn 16

    3.2.2.6 Phòng Kiểm Soát Nội Bộ .17

    3.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB

    Cần Thơ trong 3 năm (2005-2007) .18

    3.2.1 Lợi nhuận .19

    3.2.2 Thu nhập 19

    3.2.3 Chi phí .22

    3.3 Các sản phẩm huy động vốn của MHB chi nhánh Cần Thơ 24

    3.3.1 Tiết kiệm rút gốc linh hoạt, lãi suất bậc thang 25

    3.3.2 Tiết kiệm ưu đãi dành cho người cao tuổi .25

    3.3.3 Tiết kiệm có gởi-có thưởng .25

    3.3.4 Tiết kiệm không kỳ hạn .26

    3.3.5 Tiết kiệm USD .26

    3.3.6 Tài khoản tiền gởi thanh toán 26

    3.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động của chi nhánh

    năm 2008 27

    3.4.1 Thuận lợi 27

    3.4.2 Khó khăn 28

    3.5 Những thành tựu chi nhánh MHB Cần Thơ đạt được từ khi

    mới thành lập cho đến nay 29

    CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH CẦN THƠ CỦA NGÂN HÀNG PHÁTtRiỂN nhà đBsCL . 31

    4.1 Phân tích tình hình nguồn vốn Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL

    chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2005-2007 31

    4.1.1 Vốn huy động 33

    4.1.2 Vốn điều chuyển từ Hội sở 33

    4.1.3 Tài sản nợ khác 34

    4.2 Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng .35
    4.2.1 Phân tích nguồn vốn huy động-phân theo hình thức huy động .35

    4.2.2 Phân tích tình hình vốn huy động theo nội tệ, ngoại tệ .39

    4.2.3 Phân tích huy động vốn phân theo kỳ hạn tín dụng 41

    4.2.4 Phân tích tình hình huy động vốn theo ngành nghề kinh tế 44

    4.2.5 Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn

    của ngân hàng .46

    4.2.6 Phân tích rủi ro trong huy động vốn 48

    CHƯƠNG V: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG CạNh tranh huy động vốn CủA chi nhánh . 52

    5.1 Điểm mạnh, điểm yếu và tiềm lực cạnh tranh của chi nhánh

    trong công tác huy động vốn so với các TCTD trên địa bàn 52

    5.1.1 Điểm mạnh 52

    5.1.2 Điểm yếu .52

    5.1.3 Tiềm lực cạnh tranh của chi nhánh 54

    5.2 Một số giải pháp .55

    CHƯƠNG VI: KÉT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .58

    6.1 Kết luận .58

    6.2 Kiến nghị 58
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...