Luận Văn Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU›¯š​ ​ Nền kinh tế nước ta những năm gần đây liên tục đạt được những kết quả đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức khá cao (trên 7%). Một trong những đóng góp quan trọng vào thành công này chính là hoạt động của ngành ngân hàng.
    Thông qua hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh tế trên các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Ngoài ra, hoạt động của ngân hàng còn góp phần thực hiện các chương trình kích cầu thông qua đầu tư và tiêu dùng có hiệu quả.
    Việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới đã mở ra nhiều vận hội đồng thời cũng đưa đến nhiều thách thức mới cho ngành ngân hàng. Việc các định chế tài chính quốc tế được chính thức gia nhập sân chơi ở Việt Nam đã làm cho các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với áp lực cạnh tranh khá nặng nề. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các ngân hàng trong nước là phải tranh thủ khai thác, mở rộng tín dụng và chiếm lĩnh thị trường để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.
    Đối với các ngân hàng Việt Nam, nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tài sản có của ngân hàng. Đây là nguồn vốn hình thành từ huy động trong khách hàng. Hơn nữa nghiệp vụ tín dụng mang lại thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng giúp Ngân hàng có thể mở rộng quy mô hoạt động. Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả của sử dụng vốn nói chung, của nghiệp vụ tín dụng nói riêng trong điều kiện hiện nay là việc làm không thể thiếu nhằm đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của mỗi ngân hàng.
    Với cơ hội được thực tập tại Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn, tôi có cơ hội khảo sát thực tế hoạt động tín dụng tại Chi nhánh, từ đó tôi quyết định chọn nội dung chuyên đề tốt nghiệp là "Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn" với hy vọng sẽ mang lại một cái nhìn cụ thể hơn về hoạt động tín dụng ngắn hạn và đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại đơn vị.






    MỤC LỤC
    Danh mục từ viết tắt . 1
    Lời nói đầu . 2

    Chương 1:
    GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
    SÀI GÒN THƯƠNG TÍN & CHI NHÁNH CHỢ LỚN . 3


    1.1 Giới thiệu tổng quan về
    Hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) . 4

    1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 4
    1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Sacombank 8
    1.1.3 . Các hoạt động của Sacombank 11
    1.1.4. Một số kết quả đạt được của Sacombank trong những năm qua 13
    1.1.5. Định hướng và mục tiêu phát triển của Sacombank từ năm 2006 trở đi . 15

    1.2. Giới thiệu Sacombank - Chi nhánh Chợ Lớn 16
    1.2.1. Tổ chức bộ máy hoạt động của
    Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Chợ Lớn 16

    1.2.2. Chức năng của các phòng ban tại Sacombank - Chi nhánh Chợ Lớn 17
    1.2.3. Hoạt động và định hướng phát triển của Chi nhánh Chợ Lớn . 22

    Chương 2:
    THỰC TRẠNG
    HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG & QUÁ TRÌNH CẤP TÍN DỤNG NGẮN HẠN
    TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH CHỢ LỚN 24


    2.1. Những quy định chung . 26

    2.2. Tình hình hoạt động tín dụng tại
    Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Chợ Lớn 36

    2.2.1. Tình hình huy động vốn . 36
    2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng 40
    2.2.2.1. Quy trình thực hiện 40
    2.2.2.2. Minh hoạ một hồ sơ cụ thể . 48
    2.2.2.2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn
    tại Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn 59


    2.3. Nhận xét và đánh giá chung về hoạt động tín dụng ngắn hạn
    tại Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn . 66

    Chương 3:
    MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN
    NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
    TẠI SACOMBANK- CHI NHÁNH CHỢ LỚN . 72


    3.1. Cấp độ vĩ mô 72
    3.1.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước . 72
    3.1.2 Kiến nghị đối với nhà nước 73

    3.2. Cấp độ vi mô . 75
    3.2.1. Nghiêm chỉnh chấp hành nguyên tắc, quy trình tín dụng . 75
    3.2.2. Thẩm định chặt chẽ, cẩn thận . 75
    3.2.3. Kiểm tra sau khi cho vay một cách thường xuyên . 76
    3.2.4. Áp dụng các biện pháp phân tán rủi ro 77
    3.2.5. Đào tạo lựa chọn cán bộ có năng lực và đạo đức nghề nghiệp 78
    3.2.6. Tăng cường kiểm soát nội bộ 80
    3.2.7. Đẩy mạnh các hoạt động Marketing cho Ngân hàng . 80
    3.2.8. Chú trọng đầu tư, trang bị cơ sở vật chất . 81
    3.2.9. Đa dạng hóa các loại hình sẩn phẩm, chú trọng nhóm sản phẩm phục vụ
    nhóm khách hàng cá nhân, khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ 82

    3.2.10. Đơn giản hóa các thủ tục cấp tín dụng
    cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng . 82


    3.3. Một số kiến nghị khác 83

    Kết luận 84

    Phụ lục 1: Mẫu Hợp đồng tín dụng ngắn hạn . 85
    Phụ lục 2: Mẫu Giấy đề nghị vay vốn . 87
    Phụ lục 3: Mẫu Giấy nhận nợ 88
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...