Luận Văn Phân tích tình hình hoạt động quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Lạng Giang –Bắc Giang. Thực tr

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Trong những năm qua cùng với sự đổi mới và phát triển kinh tế xã hội, công tác tài chính ngân sách cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Luật Ngân sách Nhà nước ban hành năm 1996 đã khẳng định vai trò quan trọng của công tác tài chính ngân sách trong tình hình hiện nay. Đặc biệt Luật Ngân sách Nhà nước đã khẳng định Ngân sách xã là cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước. Qua gần 10 năm thi hành luật, công tác quản lý tài chính ngân sách đã đạt được những kết quả nhất định, đóng góp quan trọng vào công tác quản lý hoạt động kinh tế- xã hội của cơ sở chính quyền xã, phường, thị trấn.
    Cùng với Luật Ngân sách Nhà nước, Chính phủ và Bộ Tài Chính đã ban hành các văn bản hướng dẫn tạo nên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn công tác quản lý tài chính Ngân sách xã tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống văn bản ban hành đã xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong công tác quản lý tài chính ngân sách xã, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả mọi khoản thu, chi và các khoản huy động đóng góp của nhân dân, tăng cường trách nhiệm kiểm tra giám sát của các ngành, các cấp, nâng cao vai trò vị trí của công tác tài chính ngân sách xã. Tuy nhiên để có được hệ thống cơ chế quản lý mang lại hiệu quả cao, phải thường xuyên nghiên cứu, điều chỉnh sửa đổi cho phù hợp.
    Thực tế công tác tài chính Ngân sách xã ở huyện Lạng Giang những năm qua bên cạnh những thành tựu đạt được cũng còn tồn tại một số những thiếu sót trong quản lý, điều hành, phân tích công tác trách nhiệm ở tất cả các khâu lập, chấp hành và kế toán quyết toán ngân sách.
    Trước sự phát triển của kinh tế, xã hội nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, yêu cầu mới về quản lý kinh tế, mở rộng quyền tự chủ và nâng cao trách nhiệm của cấp chính quyền cơ sở, việc củng cố và tăng cường công tác tài chính Ngân sách xã đặt ra nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác tài chính ngân sách hiện nay, nhằm xây dựng Ngân sách xã thực sự là cấp ngân sách hoàn chỉnh trong hệ thống ngân sách nhà nước ngang tầm, đủ lực để phát triển kinh tế xã hội, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết hội nghị lần thứ V ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX.
    Với mục tiêu trên, việc phân tích tình hình thực tiễn công tác Ngân sách xã trên địa bàn huyện Lạng Giang, để chỉ ra những thiếu sót thấy rõ những vấn đề bức xúc trong công tác quản lý cần giải quyết, từ đó có những giải pháp đối với xây dựng và phát triển Ngân sách xã ở huyện Lạng Giang hiện nay rất cần được sự quan tâm của các ngành các cấp trên địa bàn huyện.
    Xuất phát từ vấn đề trên và nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý tài chính ngân sách xã trong giai đoạn hiện nay vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, trong thời gian thực tập tại phòng Tài chính kế hoạch huyện Lạng Giang, em đã tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành đề tài: “Phân tích tình hình hoạt động quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Lạng Giang –Bắc Giang. Thực trạng và giải pháp”.
    Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung khoá luận được chia làm 3 chương.
    Chương 1: Ngân sách xã và một số nội dung cơ bản về công tác quản lý Ngân sách xã.
    Chương 2: Thực trạng công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Lạng Giang trong những năm qua.
    Chương 3: Phương hướng, mục tiêu và một số giải pháp nhằm củng cố và tăng cường quản lý Ngân sách xã ở huyện Lạng Giang trong thời gian tới.




    Mục lục
    Lời nói đầu 1
    Chương 1: Ngân sách xã và một số nội dung cơ bản về công tác quản lý hoạt động thu- chi ngân sách xã 3
    1.1. Sự ra đời, tồn tại và quá trình phát triển ngân sách xã 3
    1.1.1. Quá trình hình thành ngân sách xã 3
    1.2.2. Khái niệm - đặc điểm ngân sách xã 4
    1.1.3. Nội dung nguồn thu và nhiệm vụ chi của Ngân sách xã 6
    1.1.3.1. Các nguồn thu của Ngân sách xã 6
    a. Các khoản thu mà Ngân sách xã được hưởng 100% 6
    b. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % với ngân sách cấp trên 6
    c.Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 7
    1.1.3.2. Các khoản chi tiêu của Ngân sách xã 7
    a. Chi thường xuyên 7
    b. Chi đầu tư phát triển 9
    1.1.4. Vị trí, vai trò của Ngân sách xã, phường, thị trấn trong sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn hiện nay 9
    1.1.4.1. Ngân sách xã đảm bảo nguồn lực vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy chính quyền Nhà nước cấp xã 9
    1.1.4.2. Ngân sách xã là công cụ quan trọng để chính quyền cấp xã thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội tại địa phương 10
    1.2. Quy trình quản lý ngân sách xã 11
    1.2.1. Quản lý khâu lập dự toán Ngân sách xã 12
    1.2.2. Quản lý khâu chấp hành dự toán Ngân sách xã, bố trí cân đối chung của ngân sách địa phương 13
    a. Quản lý quá trình thu ngân sách 13
    b. Quản lý quá trình chi ngân sách 15
    1.2.3. Quản lý khâu quyết toán Ngân sách xã 16
    Chương 2: Thực trạng công tác quản lý ngân sách xã ở huyện Lạng Giang trong những năm qua 17
    2.1. Vài nét về đặc điểm hành chính - kinh tế - xã hội của các xã ở huyện Lạng Giang 17
    2.1.1. Hệ thống hành chính của huyện Lạng Giang 17
    2.1.2. Những đặc điểm của đơn vị hành chính cấp xã 18
    2.1.3. Cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý ngân sách xã ở huyện Lạng Giang 20
    2.2. Một số khảo sát bước đầu về tình hình quản lý thu - chi ngân sách ở huyện Lạng Giang qua các năm 2002 - 2004 21
    2.2.1. Về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách 22
    a. Về phân định nguồn thu 22
    b. Về phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách 23
    2.2.2. Quản lý các nguồn thu Ngân sách xã 25
    2.2.2.1. Đối với các khoản thu xã hưởng 100% 28
    2.2.2.2. Đối với các khoản thu điều tiết được phân chia theo tỷ lệ % 29
    2.2.2.3. Về khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 30
    2.2.3.4. Một số khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu Ngân sách xã 30
    a. Thu phí và lệ phí (Bảng 03) 30
    b. Thu quỹ đất công ích và hoa lợi công sản (Bảng 04) 31
    c. Thu huy động đóng góp của ngân sách (Bảng số 06) 34
    2.2.3. Quản lý các khoản chi tiêu Ngân sách xã 36
    a. Đối với chi cho sự nghiệp giáo dục (Bảng 09) 39
    b. Đối với chi ngân sách cho sự nghiệp kinh tế 40
    c. Đối với chi quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể 41
    d. Đối với chi đầu tư phát triển 43
    2.2.4. Về cân đối nguồn thu và các khoản chi Ngân sách xã 45
    2.3. Đánh giá về công tác quản lý ngân sách xã ở huyện Lạng Giang trong những năm qua 46
    2.3.1.Đánh giá về hoạt động của bộ máy quản lý Ngân sách xã 46
    2.3.2. Một số nguyên nhân chủ yếu tác động đến côn tác quản lý Ngân sách ở huyện Lạng Giang trong thời gian qua 50
    2.3.3. Những hạn chế tồn tại 52
    2.3.3.1. Thất thu ngân sách vẫn còn chiếm tỷ lệ cao 52
    2.3.3.2.Tình trạng chi sai nguyên tắc 52
    2.3.3.3. Những hạn chế từ quy định của luật pháp 53
    2.3.3.4. Hạn chế của đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách cấp xã 54
    Chương 3: Phương hướng - mục tiêu và một số giải pháp nhằm củng cố và tăng cường công tác quản lý hoạt động thu - chi ngân sách xã ở huyện Lạng Giang trong thời gian tới 55
    3.1. Phương hướng - mục tiêu 55
    3.1.1. Về khai thác nguồn thu cho Ngân sách xã 56
    3.1.2. Về nhiệm vụ chi Ngân sách xã 56
    3.1.3. Về công tác quản lý điều hành 57
    3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách xã ở huyện Lạng Giang trong thời gian tới 58
    3.2.1. Làm tốt công tác quản lý và điều hành thu - chi Ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác tại xã 58
    3.2.1.1. Về điều hành thu Ngân sách xã 58
    3.2.1.2.Về điều hành chi ngân sách 60
    3.2.2. Xử lý các khoản công nợ ngân sách xã 61
    3.2.3. Thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán, tăng cường công tác quản lý công sản 62
    3.2.3.1. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra hoạt động quản lý ngân sách xã 62
    3.2.3.2. Tiếp tục củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý ngân sách xã từ huyện đến cơ sở 63
    3.2.3.3. Thực hiện tốt quy chế dân chủ công khai tài chính ngân sách xã 64
    3.2.3.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục thực hiện pháp luật 64
    Kết luận 66
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...